Friday, March 22, 2013

10. SỰ KIỆN VỊNH BẮC BỘ.


Đêm ngày 1/8/64, tàu Maddox của Mỹ đã tiến vào vùng biển Bắc Việt Nam để quan sát và thu thập tình báo điện đài. Hành động này chỉ xảy ra sau cuộc đột nhập bí mật đường biển của lực lượng thuộc Nhóm quan sát nghiên cứu trợ lý chỉ huy quân sự (MACSOG), được thực hiện theo giai đoạn II của kế hoạch OPLAN 34A, nhằm vào mục tiêu ven bờ nằm trong tầm nghe trộm tốt của tàu khu trục Mỹ (xem phụ lục số 7).
Chiều hôm sau, theo báo cáo lại, tàu Maddox ở cách bờ biển Bắc Việt Nam 25 hải lý đang tiến ra ngoài theo hướng Nam với tốc độ 27 hải lý thì bị ba tàu ngư lôi của hải quân Bắc Việt Nam truy đuổi với tốc độ cao. Theo bức điện mà Mỹ thu được thì ba tàu này được lệnh "tấn công kẻ thù”. Theo hồ sơ chính thống của Hải quân trong giai đoạn đó thì có ít nhất một tàu ngư lôi đã bị đánh chìm bởi cuộc không kích bằng máy bay f8 của tàu Mỹ Ticonderoga tấn công những tàu này để hỗ trợ cho tàu Maddox.

Trong thời gian tấn công, Tổng thống Johnson đã gặp gỡ các quan chức cao cấp của chính quyền Mỹ. Mặc dù không có sự phản ứng về quân sự đối với cuộc tấn công tàu Maddox ngày 2/8, nhưng chính quyền Mỹ cũng đã gián tiếp nhắc nhở Bắc Việt rằng Mỹ sẽ tiếp tục tuần tra kiểm soát trên vùng biển quốc tế và cảnh cáo rằng Bắc Việt Nam sẽ phải chịu "những hậu quả thích đáng" nếu tiếp tục có hành động tấn công khiêu khích bằng quân sự chống lại lực lượng của Mỹ.

Khả năng của lực lượng hải quân Mỹ đi lại tự do trên vùng biển quốc tế là một vấn đề đang được Washington đặt ra và là một phần chiến lược trong giai đoạn đối đầu với Liên Xô do việc chuyển tên lửa tiến công vào Cu Ba. Nhóm đặc biệt và những nhà hoạch định chính sách quốc gia biết rất rõ rằng những chiến dịch tấn công của tàu Maddox có thể khiêu khích rất thành công hành động quân sự của Bắc Việt Nam (xem phụ lục số 3).

Sau trận tấn công ngày 2/8, tàu Maddox được lệnh tiếp tục hoàn thành cuộc tuần tra Desoto theo hành trình mới. Tàu Maddox bây giờ được lệnh không tiến gần quá 12 hải lý so với bờ biển Bắc Việt Nam. Bộ Ngoại giao trình bày rằng điều đó sẽ giữ tàu Maddox bên ngoài giới hạn 3 hải lý mà các quan chức Mỹ kết luận rằng nó đã tồn tại từ khi kết thúc chế độ thuộc địa Pháp trong năm 1954.

Vào tối ngày 4/8, sau khi thực hiện cuộc trinh sát điện tử ven bờ trong tầm 16 hải lý, tàu Maddox và tàu hộ tống Turner Joy của Mỹ đang tiến xa bờ biển Bắc Việt Nam ra giữa Vịnh Bắc Bộ. Một giờ đầu, một cuộc tập kích bí mật đường biển khác lại xảy ra theo giai đoạn II và một lần nữa lại đụng phải mục tiêu Bắc Việt Nam trong tầm nghe điện tử của tàu khu trục (xem phụ lục số 7).

Thuyền trưởng tàu Maddox chống lại khả năng hành động quân sự của Bắc Việt Nam. Đầu buổi chiều hôm đó, Bộ chỉ huy hải quân Bắc Việt Nam ở Hải Phòng đã ra lệnh cho các tàu ngư lôi Tl42 và T146 chuẩn bị chiến đấu tối hôm đó và liên lạc với tàu ngư lôi 833 đang bị hỏng máy. Hồ sơ chính thống hải quân Hoa Kỳ kể lại rằng sự kiện này được coi như là bằng chứng đầu tiên chứng tỏ Hải quân Bắc Việt Nam đang chuẩn bị đánh trả, mà hành động đó chẳng gây ngạc nhiên chút nào đối với những người đã hiểu rõ kế hoạch 34A và những hậu quả tất yếu kéo theo của nó (xem phụ lục số 3).

Khoảng 10 giờ 15 phút tối, tàu Maddox và tàu Turner Joy ít nhất cũng đã vượt qua được nửa đường Vịnh Bắc Bộ, gần Trung Quốc hơn là Bắc Việt Nam. Họ đã ở sâu trong vùng biển quốc tế theo hướng Đông Nam ban đầu tiếp tục ra khỏi Bắc Việt Nam. Hướng đó có thể được xem như là đang tiến ra ngoài, hoặc là theo hướng Tây Nam của đảo Hải Nam, Trung Quốc. Những tàu khu trục của Mỹ khẳng định rằng họ đã thu được 3 hoặc 4 cuộc liên lạc điện đài ở phía sau họ, cùng với một số liên lạc lẻ tẻ tới hướng Đông theo đảo Hải Nam. Mặc dù hồ sơ chính thống của những tàu này, những tàu ngư lôi có lẽ là của kẻ thù, cách tàu Maddox gần 50 hải lý không phải đang tiến đến từ hướng Bắc Việt Nam. Nó tiến đến từ một hướng lân cận đảo Hải Nam, theo hướng Đông và hướng Đông Bắc so với vị trí của tàu khu trục. Trong bốn tiếng tiếp theo, tàu Maddox và tàu Turner Joy đã báo cáo về nhiều cuộc liên lạc và nghi ngờ ngư lôi được phóng từ tàu tuần tiễu và những tàu này xuất hiện để điều khiển nó trong khi lực lượng không quân chiến đấu của Mỹ đang bay kiểm soát trên đầu. Hồ sơ chính thống Hải quân Mỹ ghi lại có một số tàu tuần tiễu đã bị đánh chìm trong bốn tiếng đó. Một số quan chức Mỹ cho rằng sự kiện này không chính xác tuy nhiên một số quan chức khác thậm chí lại đặt câu hỏi liệu cuộc tấn công trong thực tế có xảy ra hay không?

Không khí ở Washington trở nên rất căng thẳng khi các nhà hoạch định chính sách cấp cao gặp nhau để quyết định thái độ phản ứng đối với hành động được báo cáo lại là cuộc tấn công đó. Trong khi Tư lệnh lực lượng liên quân đề nghị phải có phản ứng bằng quân sự thì các quan chức của Bộ Ngoại giao đã gặp thượng nghị sĩ William Fulbright, Chủ tịch Uỷ ban đối ngoại Thượng viện để trình bày tuyên bố công khai của Tổng thống Johnson đối với toàn quốc nhằm khuyên nhân dân Mỹ ủng hộ quyết định phản ứng của Chính quyền Mỹ chống lại Bắc Việt Nam.

Cuộc thảo luận qua điện thoại giữa Bộ trưởng Mc.Namara và Tổng thống đã nêu lên vấn đề cần phải có căn cứ vững chắc hơn về những hành động được báo cáo lại là cuộc tấn công. Cả Tổng thống và Bộ trưởng Quốc phòng đều biết rất rõ phạm vi của kế hoạch 34A. Tổng thống đã thông qua nó theo đề nghị của Bộ trưởng Quốc phòng tháng 12 năm ngoái. Trong khi Washington đang chờ thêm chi tiết và những bức điện mật mà nói là tàu Maddox đã thu được để giải mã và phân tích lại ở Mỹ, thì một nhóm nghiên cứu đã gặp nhau để xem xét và lựa chọn các mục tiêu oanh tạc bằng không quân chống Bắc Việt Nam.

Trợ lý Tổng thống về vấn đề An ninh Quốc gia Mc George Bundy, được chỉ định giúp Bộ Ngoại giao về mặt chính sách đối ngoại của kế hoạch 34A đang đánh giá những bức điện thu được và liên hệ tiếp xúc với Bộ Ngoại Giao. Sau đó ông ta đã gặp thượng nghị sĩ Fulbright. Khi đề cập đến cuộc tập kích trước của lực lượng thuộc Nhóm quan sát nghiên cứu trợ lý chỉ huy quân sự (MACSOG) theo kế hoạch 34A, Fulbright đã hỏi Bundy rằng liệu những chiến dịch tấn công bí mật bằng đường biển có liên quan gì với những hoạt động của 2 tàu khu trục không? Theo thượng nghị sĩ thì Bundy trả lời rằng "nó không có liên quan với nhau theo một chiến dịch". Điều đó theo tin tức báo cáo lại là đã làm yên lòng Thượng nghị sĩ Fulbright, một người ủng hộ rất tích cực những cố gắng của Tổng thống để giành được sự tái cử và điều đó đã chỉ ra rằng hình như có lý do rất hợp lý cho những quyết định phản ứng của Chính quyền Mỹ. Sau đó Fulbright đã cùng với Bundy soạn thảo một bản thông điệp của chính quyền mà Tổng thống sẽ loan báo qua truyền hình toàn quốc. Sau này Thượng nghị sĩ Fulbright thừa nhận rằng ông ta bị nhầm về những gì đã xảy ra trong thời gian đó.

Nếu thượng nghị sĩ Fulbright nghe nói về mối quan hệ được nhận thức rõ ràng của Hải quân Mỹ giữa chiến dịch đường biển 34A và những tàu khu trục thì có lẽ ông ta và nhiều quan chức khác của Quốc hội và Chính quyền sẽ thông qua những quyết định phản ứng thận trọng hơn. Tuy nhiên, không thấy dấu hiệu chứng tỏ ông ta đã hỏi hoặc được cung cấp những thông tin về những chiến dịch rộng hơn của kế hoạch 34A mà nó bao gồm những chiến dịch ngày càng tăng của những nhóm điệp viên bán vũ trang và những chuyến bay trinh sát trên không của Mỹ kể từ đầu thập kỷ (xem phụ lục số 2, 3 và 7).

Trong suốt 5 tiếng của sự kiện được báo cáo có liên quan đến tàu Maddox và Turner Joy, đã nhận được một bức điện do Bộ Tổng tham mưu nơi đang chỉ đạo cuộc oanh kích không quân phá hoại các kho xăng dầu và bốn khu liên hợp vùng ven biển của Bắc Việt Nam. Những cuộc oanh kích này là sự giáng trả những hành động được báo cáo là trả đũa cuộc tấn công của Bắc Việt Nam chống lại 2 tàu khu trục Mỹ ngày 4/8.

THINHRAZOR21428
23-02-2009, 15:57
Bộ chỉ huy ở Sài Gòn đóng vai trò gì trong quá trình vạch ra quyết định này. Tướng Westmoreland đã nhấn mạnh rằng ông ta không đóng vai trò gì: “Tôi không có liên quan gì đến nó, Quyết định đã được thông qua ở Washington trước khi tôi biết được nó".
Ngày 5/8, không quân Mỹ đã oanh tạc vùng Đông Bắc Hòn Gai và tỉnh Thanh Hóa, Mỹ cũng tiến hành đánh phá một số khu công nghiệp ở Vinh, bến đỗ tàu thuyền ở cửa sông Gianh những mục tiêu và lực lượng bí mật của CIA phát hiện về những thuyền máy và tàu ngư lôi mới đến của lực lượng biệt kích Hải quân SOG.

Ngày 5/8, Tổng thống Johnson tuyên bố trên truyền hình toàn quốc rằng các cuộc không kích đã sẵn sàng đang trên đường đi đến giáng trả những hành động được trình bày lại với Quốc hội và nhân dân Mỹ là những hành động tấn công khiêu khích tàu chiến của Mỹ trên vùng biển quốc tế ở Vịnh Bắc Bộ. Thực tế Tổng thống Johnson đã phát biểu trước khi xẩy ra các cuộc không kích.

Nguyên nhân dễ nhận thấy sự rối loạn này là do sự tính toán sai về sự chênh lệch thời gian giữa giờ Việt Nam và giờ Washington, tính sai một giờ có nghĩa rằng thực tế Tổng thống Mỹ đã báo trước cho Bắc Việt Nam rằng trong một giờ nữa sẽ bắt đầu cuộc không kích.

Ngày 7/8 Quốc hội Mỹ đã thông qua giải pháp của Tổng thống về sự kiện Vịnh Bắc Bộ cho phép sử dụng lực lượng của Mỹ để hỗ trợ cho mọi thành viên của Hiệp ước phòng thủ chung Đông Nam Á. Một trong những thành viên của Hiệp ước này là Việt Nam Cộng hoà, đây là giải pháp được coi như là Cơ sở pháp lý cho Mỹ tham chiến ở Đông Nam Á. Họ đã ra lệnh tiến hành các cuộc oanh tạc không gần quá 50 hải lý so với lãnh thổ nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa. Trong 5 ngày đại sứ Taylor đã kêu gọi thực hiện các cuộc ném bom liên tục.

Cũng trong ngày 7/8, Bộ Tổng tham mưu liên quân đã thông qua kế hoạch hành động 37-65 của Bộ chỉ huy Thái Bình Dương để "ổn định tình hình ở Nam Việt Nam và Lào"…Kế hoạch này có quan hệ chặt chẽ với những kế hoạch 33 và 37-64 trước đây. Nó cũng có liên quan đến những kế hoạch 34A như là tiếp tục chiến dịch bí mật. Kế hoạch 34A bao gồm những chiến dịch được tiến hành trong vùng biên giới Việt Lào để chống hoạt động xâm nhập của Bắc Việt và nhiều cuộc oanh kích của lực lượng không quân nhằm huỷ diệt các mục tiêu quân sự và kinh tế của Bắc Việt Nam.

Tham mưu trưởng liên quân rất thoả mãn rằng Tổng thống Johnson đã nghe và chấp nhận đề nghị của họ về sự phản ứng cứng rắn đối với Bắc Việt Nam. Uy tín của Johnson được tăng lên nhanh chóng từ 42% đến 72%. Đại đa số người Mỹ hiểu rằng Tổng thống đã có thái độ phản ứng thích hợp và có sự cân nhắc đối với hành động được mô tả là khiêu khích quân sự ở vùng biển quốc tế. Ba tháng tới trước khi cuộc tổng tuyển cử tháng 11/64. Điều đó đã đem lại cho nhân dân Mỹ có một hình ảnh về người lãnh đạo cứng rắn và thái độ phản ứng của ông ta là có giới hạn, và vì vậy dễ chấp nhận hơn hình ảnh đối thủ cạnh tranh của ông ta thuộc Đảng Cộng hoà là Barry Goldwater, khi là Tổng thống ông ta có thể đưa nước Mỹ vào cuộc chiến tranh.

Cuộc điều tra tìm hiểu sau đó của Quốc hội về sự kiện Vịnh Bắc Bộ đã tiết lộ rằng Mỹ có thể thu được những bức điện tín mật mã và mệnh lệnh của Bộ chỉ huy cấp cao hải quân Bắc Việt Nam nơi đã hạ lệnh tấn công tàu Maddox ngày 2/8. Đó là những bức điện được mã hoá ở mức độ cao gửi cho đội tàu ngư lôi Torpedo số 135 có nhiệm vụ thực hiện cuộc tấn công và gửi cho Bộ chỉ huy hải quân khu vực phía Nam đang điều khiển những thiết bị Swatows mà hải quân Bắc Việt Nam sử dụng để hướng dẫn các tàu ngư lôi chiến đấu.

Thực tế này cũng có thể lập luận rằng, nếu các lực lượng tình báo viễn thông của Mỹ có khả năng thu được các bức điện, thì Washington cũng có thể biết rằng Hà Nội đã đặt tất cả các lực lượng của họ vào vị trí sẵn sàng cho cuộc chiến tranh toàn diện. Những bức điện thu được cũng đã tiết lộ rằng Hà Nội đã theo dõi chặt chẽ như thế nào các cuộc tập kích của lực lượng thuộc Nhóm quan sát nghiên cứu trợ lý chỉ huy quân sự (MACSOG). Hơn nữa Washington cũng có thể biết rằng Hà Nội đang theo dõi chặt chẽ sự phối hợp liên hệ cao giữa những hoạt động tình báo thông tin điện tử của Hạm đội 7 để hỗ trợ cho kế hoạch 34A và hàng loạt những chiến dịch chiến tranh tâm lý, tập kích bí mật đường biển và thả gián điệp ra Bắc Việt Nam do lực lượng thuộc Nhóm quan sát nghiên cứu trợ lý Chỉ huy quân sự (MACSOG) và CIA tiến hành (xem phụ lục số 2). Mặc dù ngày càng có nhiều câu hỏi về cuộc chiến tranh mở rộng, những thông tin về những hành động này được bảo vệ rất chặt chẽ bằng một nhóm được lựa chọn ở Ban điều hành gồm những người rất cần biết đến.

Trong suốt cả giai đoạn này người ta không nhắc đến quốc tịch của con tàu tấn công đó. Hồ sơ chính thống của Hải quân Mỹ ám chỉ rằng đó là tàu của Bắc Việt Nam nhưng chỉ dừng lại như thế. Hồ sơ Hải quân nhân dân Việt Nam có ghi lại mệnh lệnh tấn công của Hải đoàn 3 vào ngày 2/8 và sau đó có thừa nhận rằng Washington đã lợi dụng những cuộc tấn công đó để biện hộ cho cuộc không kích ngày 5/8. Nhưng lại không nói gì đến sự kiện ngày 4/8.

Vì vậy về lịch sử mà nói, vẫn còn nghi ngờ nếu rằng thực tế cuộc tấn công ngày 4/8 có xẩy ra hay không, nếu có thì do ai tiến hành. Ngày 4/7/66, một người có thể trả lời câu hỏi này đã lên boong tàu Cavalier của Mỹ đang neo đậu tại Đà Nẵng, Nam Việt Nam. Chính sự tồn tại câu trả lời này cũng được giữ bí mật không kém sự tồn tại của những chiến dịch do CIA và lực lượng Nhóm quan sát nghiên cứu trợ lý chỉ huy quân sự (MACSOG) tiến hành.

Tôi hỏi đại úy Trần Bảo rằng "Tại sao các anh lại tấn công hai tàu khu trục Mỹ vào tháng 8 năm 1964?". Anh Bảo là một sĩ quan cao cấp chỉ huy tàu ngư lôi của Bắc Việt Nam, người được tàu khu trục Mỹ đang đi trên vùng biển quốc tế đã cứu vớt từ một trong 2 tàu bị đánh chìm.

Anh Bảo kể lại, ngày 2/8/64 anh ta là Tham mưu trưởng đại đội 135 và là sỹ quan đại đội trong ban chỉ huy Hải đoàn 3 chỉ huy tàu 333 được lệnh tấn công tàu Maddox. Anh thừa nhận rằng cuộc tấn công ngày 2/8 được thực hiện một phần vì Hà Nội mong muốn gửi thông báo về những cuộc tấn công bí mật do lực lượng Hải quân Mỹ tiến hành trong một chiến dịch với vụ trinh sát điện tử của tàu khu trục Mỹ. Hai tàu ngư lôi của Bảo đã bị đánh chìm, sau đó một tàu đã được đẩy vào gần bờ. Bảo trên boong tàu chỉ huy của hải đoàn 333 đã trôi dạt trở lại bờ biển Thanh Hoá, tàu được giấu kín ở đây trong thời gian chờ sửa chữa máy. Bảo chuyển sang mô tả lại bản báo cáo sau trận đánh mà anh ta đã viết về sự kiện ngày 2/8. Anh ta đã kể chi tiết bức điện trước khi có cuộc tấn công được gửi đi từ Hải Phòng cho bộ chỉ huy tiền phương ở đảo Cát Bà, sau đó cho Bộ chỉ huy khu vực I ở Vạn Hoa, và cuối cùng là đại đội của anh ta.

Giống như với cuộc tấn công ngày 2/8, các tàu của Bảo đã trở về Vịnh Bắc Bộ theo kế hoạch tấn công của họ vào ngày 1/7/66 chỉ trong 2 ngày sau cuộc tấn công bí mật bằng đường biển của lực lượng thuộc Nhóm quan sát nghiên cứu trợ lý chỉ huy quân sự (MACSOG) nhằm vào các mục tiêu ven bờ ở phía Bắc Vịnh và phá hủy hoàn toàn các kho nhiên liệu.

Câu trả lời của đại uý Bảo trực tiếp như sau:
- Chúng tôi đã báo cho các ông mùa hè năm đó một tháng trước khi xây ra sự kiện Vịnh Bắc Bộ rằng chúng tôi mở rộng biên giới lãnh thổ của chúng tôi. Chúng tôi cho rằng sự lưu ý trước đó sẽ đảm bảo giữ cho tàu của nước ngoài ở Hải phận Quốc tế. Nhưng các ông đã không thực hiện như vậy. Đó là lý do tại sao chúng tôi tấn công… Tôi đã chỉ huy cuộc tấn công ngày 2/8… Đó là khi tàu chỉ huy của tôi bị bắn và đã được đưa trở về một trong những sông ở Thanh Hoá. Chúng tôi đã giấu nó cho đến khi chúng tôi sửa chữa xong tàu…Tôi là tác giả bản báo cáo sau chiến sự cuộc tấn công ngày 2/8…


Tôi hỏi: "Thế còn cuộc tấn công ngày 4/8 thì sao?"
Bảo tiếp tục:
- Chẳng có cuộc tấn công nào nữa, tôi hoàn toàn không biết. Hơn nữa lực lượng của chúng tôi trong khu vực đó chỉ hoạt động đến kinh độ 106 độ 30 phút, chúng tôi không thể ra xa hơn vì vấn đề nhiên liệu. Chúng tôi còn gặp phải vấn đề khác nữa. Rađa trên tàu của chúng tôi chỉ có hiệu lực trong phạm vi cách mục tiêu 10 hải lý và chỉ có thể hữu ích trong khoảng dài nhất 5000m. Đó là lý do tại sao chúng tôi sử dụng Swatows để hướng chúng tôi tới gần mục tiêu bằng cách này chúng tôi có thể tìm thấy mục tiêu.

Chúng tôi có một vấn đề nữa. Tàu P4 không hoạt động tốt ở vùng biển động, ở những nơi đó chúng tôi phải đi với tốc độ rất hạn chế. Ngoài ra, đa số thời gian chúng tôi thường đậu trong bãi chứ không phải ở ngoài vịnh.

Hải đoàn của chúng tôi hoạt động theo biên chế 3 tàu cho một Hải đoàn và chúng tôi chỉ có 1 tàu P4. Mặt khác Trung Quốc vừa có cả tàu P4 lại vừa có cả tàu ngư lôi hoạt động với tầm dài hơn như là P6. Tàu P6 thích hợp cho tàu ngư lôi hoạt động với tầm dài hơn và có thể hoạt động tốt bên ngoài tầm của tàu P4.

Hồ sơ chính thống về sự kiện Vịnh Bắc Bộ cũng ghi lại rằng cuộc tấn công tàu khu trục Maddox và tàu Turner Joy xẩy ra ở vị trí khoảng 107 độ 30 phút. Những cuộc tấn công đó do 3 hoặc 4 tàu tiến hành theo từng đợt ít nhất là trong 6 tiếng. Nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa có 4 tàu cho một Hải đoàn, giống như đa số các tàu ngư lôi khác của Hải quân nước ngoài. Bắc Việt Nam chỉ có 3 tàu trong Hải đoàn.

Hồ sơ chính thống của Hải quân Mỹ trong thời kỳ đó không nói gì tới việc di chuyển của Hải quân Bắc Việt Nam theo hướng Tây trong Vịnh Bắc Bộ ngày 4/8 giữa thời kỳ hoạt động điện đài, thông tin liên lạc và chụp ảnh tình báo của hải quân Bắc Việt Nam. Những hồ sơ này cũng không nói gì đến vai trò của Hải quân Trung Quốc, một vấn đề rất đáng tìm hiểu vì sự xuất hiện tàu tuần tịễu Trung Quốc. Ở khu vực II trước khi xẩy ra cuộc tấn công ngày 2/8 và thực tế là những tàu khu trục khác của Mỹ cũng đã thực hiện những phi vụ tương tự như phi vụ của tàu Maddox nhằm vào Trung Quốc.

Grady Stewart, một thẩm vấn quân sự khác, và tôi đã xem xét lại toàn bộ thống kê hành trình những tàu tuần tiễu của đại đội 135 Hải quân Bắc Việt Nam cùng với Trần Bảo. Bảo đã kể lại từng bản thống kê một. Anh mô tả quá trình từng tàu bị chìm và những tàu nào được trục vớt lên ở vị trí nào. Chúng tôi cũng xem bản theo dõi thống kê ngư lôi của đơn vị hải quân của anh ta với khoảng 60 ngư lôi kể cả 3 ngư lôi đã phóng để đánh tàu Maddox ngày 2/8. Số còn lại, theo tính toán của anh ta, Hải quân Bắc Việt Nam với 57 ngư lôi, Hải đoàn 3 đã sử dụng vào cuộc tấn công ngày 1/7/66.

Bảo nói:
- Có cách kiểm tra rất dễ nếu người ta muốn, hãy xem bản theo dõi ngư lôi của chúng tôi ở kho Vạn Hoa, thì sẽ thấy hồ sơ tài liệu chính xác về tình trạng và vị trí của từng ngư lôi mà chúng tôi có. Bởi tôi là Tham mưu trưởng và mọi bản báo cáo đều qua tôi.

Ngày 6/7/66 nhóm quân sự của chúng tôi đã gửi bức điện đầu tiên báo cáo rằng một nhóm gồm 19 thủy thủ hải quân Bắc Việt Nam đang trên đường trở về Nam hai ngày đầu, Thuyền trưởng tàu Cavalier đã ra lệnh cho chúng tôi không được phỏng vấn bất cứ tù nhân nào cho đến khi những người thẩm vấn của lực lượng hải quân Mỹ đến tàu Cavalier, thật là một sự lãng phí thời gian vô cùng quý báu còn làm tiêu hao nhân lực. Và cứ như thế trong 3 ngày, trong thời gian chờ đợi các nhà thẩm vấn Hải quân Mỹ đến, chúng tôi chỉ tán gẫu. Thuyền trưởng tàu Cavalier đã không để ý đến điều đó và đã hiểu sai vấn đề thẩm vấn.

Thuyền trưởng nói: "không được phỏng vấn, đó là mệnh lệnh của Hạm đội 7".

Tôi hỏi:"ít nhất thì chúng tôi cũng có thể nói chuyện với anh ta được chứ? Anh biết đấy, chỉ tán gẫu thôi?"

"Ồ!.. Được, điều đó thì được. Nhưng nhớ rằng không được thẩm vấn họ đâu”.

Vì vậy chúng tôi chỉ tán gẫu.

Chúng tôi đã nhận được một bức điện khẩn ở tàu Cavalier chỉ 1 hay 2 ngày sau khi hoạt động chính thức của đội thẩm vấn Hạm đội 7 ngày 6/7 và đã gửi điện bản báo cáo của họ dày 120 trang. Chúng tôi hiểu rằng đây là báo cáo làm hoang mang đối với những hiểu biết ban đầu của chúng tôi vì nó trích dẫn những lời khai của Bảo và những tù nhân khác. Báo cáo bao gồm toàn bộ tổ chức và việc triển khai thế trận của Hải quân nhân dân Việt Nam vị trí hiện nay của nó, về sự khẳng định của Bảo không có sự kiện 4/8. Người
chỉ huy William K. Quisenberry, một sĩ quan Hạm đội 7 đang chỉ huy cuộc khai thác 19 tù nhân Hải quân Bắc Việt Nam đã thông báo ngay tin này cho nhóm 2 người chúng tôi.

Bức điện viết: "Các anh sẽ không nhắc lại là không được tìm hiểu chi tiết hơn nữa về những gì có liên quan đến sự kiện Vịnh Bắc Bộ…"

Rõ ràng là đến tháng 7/66 vẫn còn có câu hỏi về cuộc tấn công mà đã không được bảo vệ bí mật.

Hồ sơ chính thống hải quân Mỹ trong giai đoạn này của cuộc chiến tranh Việt Nam đã nói rằng Bắc Việt không tuyên bố công khai đòi giới hạn lãnh thổ 12 hải lý tận đến sau khi có cuộc tấn công tháng 8. Lịch sử Hải quân của Mỹ cũng thấy điều đó thật "khôi hài". Vì những sự kiện tháng 8/64 mà nó đã thúc đẩy đến việc mở rộng cuộc chiến tranh, đã làm lộ kế hoạch 34A. Trong thực tế những tác giả của kế hoạch này nhận thấy rằng điều đó rất có thể xảy ra và những tác giả của Lịch sử Hải quân Mỹ có bản tài liệu của cả Cơ quan nghiên cứu tài liệu lực lượng thuộc Nhóm quan sát nghiên cứu trợ lý chỉ huy quân sự (MACSOG) và báo cáo của đội khai thác Hạm đội 7 (xem phụ lục số 3).

Những chiến dịch đường biển của kế hoạch 34A đã leo thang tới mức cao hơn vào cuối mùa Thu năm 1964 sau khi ngừng tạm thời các hoạt động hiện tại theo kế hoạch (xem phụ lục số 4). Nhìn bề ngoài sự ủng hộ những cố gắng đó, Tham mưu trưởng quân đội Mỹ, tướng Harold Johnson sau này đã đưa ra kết luận có tính chuyên môn rằng những chiến dịch đường biển của kế hoạch 34A là có giá trị. Nhưng dù sao chăng nữa hồ sơ chính thống về những chiến dịch của lực lượng thuộc Nhóm quan sát nghiên cứu trợ lý chỉ huy quân sự (MACSOG) trong năm đó (qua tháng 12) cũng chỉ ra một cách chính xác mặt trái của nó.

Tiếp theo sự kiện Vịnh Bắc Bộ, tướng Westmoreland đã đề nghị rằng những chiến dịch đường biển cần phải được tăng cường. Thứ trưởng quốc phòng Cyrus Vance đã thông qua sự tăng cường đó với một số điều chỉnh biến đổi. Mc George Bundy cũng đồng ý và đến tháng giêng năm 1965, một số sự kiểm soát trước đây đã được giải toả.

Thật là khôi hài, một chương trình bí mật đã bị thất bại trong 4 năm lại bất ngờ được mở rộng. Kế hoạch này lúc đầu chỉ nhằm mục đích gửi bức thông điệp ngăn chặn chiến tranh mà bây giờ lại trở thành động lực thúc đẩy chiến tranh tiến xa hơn và một chiến dịch đường biển không có hiệu quả rộng nay lại được coi là đáng khen ngợi.

Khi Hà Nội tiến hành cuộc tấn công mới ở Nam Việt Nam vào mùa Thu năm đó và kéo sang mùa Xuân năm 1965, Washington đã chuẩn bị những hành động đầy tham vọng hơn để chống Bắc Việt Nam với ý đồ của Chính quyền Mỹ muốn trả đũa. Điều đó thể hiện rõ ở tình trạng Nhóm quan sát nghiên cứu trợ lý chỉ huy quân sự (MACSOG) tiếp tục tung điệp viên vào Bắc Việt Nam, nhưng chẳng bao lâu đã hết tất cả lực lượng mà đại tá Russell đã kế thừa vào tháng giêng năm ngoái (xem phụ lục 5 và 6).

----------------o0o-----------------
(Hết Phần I)

No comments:

Post a Comment