Friday, March 22, 2013

PHỤ LỤC 2

 
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG 34-A SỬ DỤNG LỰC LƯỢNG


PHẦN II
34A/CHƯƠNG TRÌNH "CHÚ TIỂU ĐỒNG".

GIỚI THIỆU
II

A.TỔNG QUÁT

Các đoạn trong phần II sẽ được giới thiệu Chương trình 34A qua việc tóm tắt những đặc điểm quan trọng của mệnh lệnh. Hành động Sài Gòn nguyên bản. Với cơ sở này, sự phát triển của chương trình qua các năm được tìm lại và quy trình thực hiện mệnh lệnh kiểm soát nó cũng sẽ được phác thảo ra. Cuối cùng, tình trạng hiện tại và những hạn chế đối với chương trình sẽ được trình bày.

B. CƠ SỞ CỦA CHƯƠNG TRÌNH.

1.Kế hoạch hoạt động 34A.

a/ Mục tiêu:

Phối hợp các hoạt động quân sự và ngoại giao khác ở Đông Nam Á nhằm thuyết phục với lãnh đạo của VNDCCH rằng sự ủng hộ và chỉ đạo của VNDCCH đối với cuộc chiến tranh ở Việt Nam cộng hoà và sự xâm nhập của VNDCCH ở Lào cần phải xem xét lại và chấm dứt. Vì những gì chúng tôi đang tìm kiếm là sự thay đổi trong các tính toán về chính trị của VNDCCH, nên kế hoạch này tạo ra các cách phát triển và trợ giúp các hoạt động rộng rãi và chống lại Bắc Việt Nam nhằm trực tiếp trả đũa VNDCCH về các hoạt động xâm lược của nước này.

b/ Khái niệm về hoat động:

Các hoạt động sẽ gồm các hành động lựa chọn trong bốn loại. Các hoạt động đưa vào kế hoạch trong giai đoạn 12 tháng dưới điều kiện không có cuộc chiến tranh hạn chế. Kế hoạch được chỉ đạo trong sự phối hợp với các hoạt động quân sự, chính trị ở Đông Nam Á. Bốn mức độ hoạt động do kế hoạch vạch ra được tóm tắt dưới đây:

Loại 1-quấy rối: ” Bao gồm các hoạt động phá hoại nhỏ không gây chú ý lớn, hoạt động tâm lý chiến mức độ vừa phải, hoạt động thu thập tình báo quy mô nhỏ bao gồm các đơn vị trinh sát quân sự chiến thuật thu tin trên mặt đất, việc bắt giữ tù binh, các tài liệu và thiết bị, tạo các rắc rối và ngăn chặn tạm thời các đường dây thông tin”. Kết quả cần đạt được là gây ra các khó khăn, tình trạng lúng túng do bị khiêu khBích và ngăn chặn có thể có đối với việc vận chuyển thiết bị hậu cần và chuẩn bị sẵn sàng của VNDCCH. Trong các hoạt động loại này không tính đến yêu cầu trả đũa cơ bản.

Loại II-Tiêu hao: ”Bao gồm các hoạt động chống trả quy mô nhỏ, các cuộc tấn công bằng đường sông và đường biển vào các mục tiêu quân sự và dân sự quan trọng, phá hoại các cơ sở vật chất kỹ thuật trọng yếú". Mục tiêu các hoạt động này là nhằm tạo ra mối đe doạ phá hoại rõ ràng đối với các cơ sở vật chất, các lực lượng An ninh và hình ảnh quen thuộc của giới lãnh đạo VNDCCH. Khả năng đáp lại được tính tới là hình thức trả đũa của các lực lượng Việt cộng ở Nam Việt Nam và yêu cầu Trung Quốc viện trợ.

Loại III-Trừng phạt: có các hành động nhằm phá huỷ về vật chất và mang tính chống trả được thiết kế để gây ra các tổn thất hoặc phá huỷ các cơ sở quan trọng cho nền kinh tế, phát triển công nghiệp và An ninh của VNDCCH. Các hoạt động đó được xây dựng nhằm buộc VNDCCH phải phát triển lại các nguồn tài nguyên trong nước và cam kết hành động của các lực lượng VNDCCH. Các hoạt động bao gồm các cuộc tấn công của các đại đội, tiểu đoàn và các lực lượng bí mật khi có thể, nhưng nếu lại đưa công khai thì các hoạt động ấy quy cho phía Việt Nam cộng hoà. Các hoạt động có tầm quan trọng đòi hỏi VNDCCH phải có các biện pháp tích cực và nghiêm chỉnh để xử lý các hậu quả. Trả đũa các hành động này dự tính từ việc biểu tình chống đối tăng lên ở Việt Nam cộng hòa/ Lào tới việc công khai xâm lược có sự giúp đỡ của VNDCCH.

Loại IV-oanh tạc: “Đây là các cuộc tấn công bằng không quân vào các cơ sở quan trọng về công nghiệp và quân sự của VNDCCH như các khu chứa lương thực, nhà máy nhiệt điện và nhà máy gang thép gây tổn thất làm tê liệt khả năng của VNDCCH trong việc duy trì nền kinh tế ổn định và phát triển công nghiệp". Phản ứng đối với các hoạt động này phụ thuộc vào hai yếu tố chính:

a. VNDCCH sẵn sàng chấp nhận những mất mát ngay ở nước mình để tiếp tục cuộc chiến tranh ở miền Nam.
b. Phản ứng và ảnh hưởng của các cuộc không kích đó. Người ta cho rằng các hoạt động thuộc loại này có thể làm tăng thêm mức độ xung đột, hơn là thuyết phục VNDCCH rằng tiếp tục cuộc chiến tranh là bất lợi, đồng thời Mỹ phải sẵn sàng thực hiện đến cùng các hoạt động giúp đỡ Việt Nam cộng hoà trước các phản ứng của VNDCCH.

c. Phối hợp: "Phối hợp với Chính phủ Việt Nam không thực hiện được trong quá trình xây dựng các kế hoạch hành động. Phối hợp sẽ được cố vấn trưởng cơ quan giúp đỡ quân sự Mỹ ở Việt Nam thực hiện sau khi kế hoạch đã được chấp thuận. Các lực lượng Mỹ sẽ không được sử dụng vào các hoạt động trong lãnh thổ của VNDCCH, vùng trời, vùng biển nước này trừ các cuộc trinh thám bằng máy bay."

d. Các nguồn: Các nguồn trong nước sẵn có hoặc đưa vào chương trình được xem là thích hợp cho các hoạt động từ loại I đến loại IV. Các yêu cầu cụ thể ghi trong phụ lục A của kế hoạch hoạt động, các yêu cầu chung là:

1. Các toán hoạt động loại nhỏ phải ở trong nước và hoạt động.
2. Trả đũa bằng máy bay C123.
3. Tăng cường nhân sự cần thiết để tổ chức và thúc đẩy cơ quan thực hiện nó.
4. Tăng cường các toán chiến tranh tâm lý.
5. Chuẩn bị sẵn hai dụng cụ hướng dẫn cầm tay.
6. Năm phòng phát thanh để tiến hành các hoạt động phát thanh công khai và bí mật.
7. Đào tạo các toán công tác trên máy bay về kỹ thuật kết hợp đặt mìn.
8. Đặt các điểm phát tín hiệu bằng pháo sáng cho máy bay. Một nguồn bổ sung khác được xem xét là 800.000 người ty nạn từ VNDCCH, bao gồm người Mèo, người Nùng, trong đó người ta tin là một vài nghìn người có thể được chọn lựa và huấn luyện cho các hoạt động đặc biệt.

C. HOẠT ĐỘNG.

Năm hình thức hoạt động đã được vạch kế hoạch và được giới thiệu tóm tắt dưới đây:

1. Thu thập tình báo: Các hoạt động có nhiệm vụ thu thập tin tức tình báo đầu tiên bao gồm:
a. Thu tin.
b. Tăng cường trinh sát chụp ảnh.
c. Tiến hành các hoạt động thông tin.
d. Tăng thêm các toán tình báo chiến thuật của Việt Nam cộng hoà.
e. Giao thêm nhiệm vụ thứ 2 về thu thập tình báo cho các hoạt động ở Bắc Việt Nam.
f. Tăng cường các hoạt động tình báo xâm nhập khu phi quân sự.

2. Hoạt động tâm lý: Các hoạt đông tâm lý mang tính chiến lược và chiến thuật nhằm chống lại giới lãnh đạo của VNDCCH và nhân dân nước này, sử dụng mọi kỹ thuật thông tin sẵn có nhằm quấy rối chia rẽ và lập ra lực lượng chống lại trong VNDCCH.

3. Sức ép chính trị: Các hoạt động được vạch ra để báo cho giới lãnh đạo của VNDCCH là phải chấm dứt việc chỉ đạo và ủng hộ cuộc xâm lược ở Việt Nam và Lào, nếu không hành động trả đũa tiếp theo mang tính chất tàn phá mạnh mẽ hơn sẽ được thực hiện chống Bắc Việt Nam.

No comments:

Post a Comment