Friday, March 22, 2013

8. MÙA HÈ 1964.


Tại hội nghị Chính trị đặc biệt ở Hà Nội vào hai ngày 27 và 28/3/1964 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dự đoán rằng trong trường hợp xẩy ra một cuộc chiến tranh, nhân dân Việt Nam sẽ đoàn kết lại, và Việt Nam sẽ được tất cả các nước XHCN ủng hộ, còn Washington sẽ bị cả nhân dân Mỹ và các đồng minh của Mỹ chống lại. Ông Hồ đưa ra dự đoán này trong khi các sỹ quan của Bộ Công an, hoạt động thông qua các biệt kích bị bắt, tiếp tục đánh lừa Sài Gòn và Washington làm cho họ tin rằng các biệt kích đang tích cực hoạt động trong lòng địch.
Trong khi ông Hồ đưa ra dự đoán này thì Bộ Công an đã sẵn sàng để loại trừ một nỗi lo lắng nhỏ đối với Bộ Chính trị bằng cách bắt ngay các nhân vật xét lại. Đến tháng tư đại bộ phận các nhân vật xét lại cao cấp đều bị bắt và bỏ tù tại một nhà tù An ninh quân đội gần nhà tù Bắt Bạt.

Ở Hà Nội người ta giải thích rằng mối quan hệ của những người xét lại với Liên Xô là kết quả một âm mưu gián điệp nhằm lôi kéo những người Việt Nam phản bội làm gián điệp cho Matxcơva. Cô lập những người xét lại tại nhà tù Bất Bạt rõ ràng là nhằm mục đích loại trừ họ ra khỏi bối cảnh chính trị của Hà Nội trong thời kỳ Washington đang tìm cách gửi cho Bắc Việt Nam bức thông điệp bí mật của họ.

Việc Hà Nội theo lập trường không thương lượng của Trung Quốc đã trở nên rõ ràng với Ngoại trưởng Dean Rusk vào thời điểm xẩy ra sự kiện Vịnh Bắc Bộ. Ông nhận thấy rằng Bắc Kinh không quan tâm tới việc giúp đỡ để dẫn tới một cuộc thương lượng tìm ra một giải pháp cho cuộc xung đột mới chớm nở, dù là song phương hay thông qua hoặc là Liên hợp quốc hoặc sự dàn xếp ở Giơnevơ. Thực tế này đã được các nhà phân tích tình báo Bộ Ngoại giao biết rõ. Người Trung Quốc không muốn đi ngược lại lập trường công bố chính thức của họ, do đó họ làm ra vẻ những người đứng ngoài cuộc như trước đây họ đã từng buộc tội Matxcơva.

Việc Hà Nội miễn cưỡng theo lập trường của Trung Quốc là một sự chấp nhận thực tế nhu cầu buộc họ phải theo chính sách ngoại giao của Bắc Kinh, ít ra là một chiến lược ngắn hạn, mặc dù họ có mối hận thù lâu đời đối với Trung Quốc. Thí dụ, Hà Nội đã đề nghị Trung Quốc có thiện chí cho phép chở bằng đường sắt qua Trung Quốc các thiết bị quân sự của Liên Xô. Trung Quốc có thể đóng cửa bất cứ lúc nào họ muốn như họ đã làm vào mùa xuân 1964 khi Liên Xô tìm cách chở qua Trung Quốc sang Việt Nam các loại máy bay hiện đại. Hà Nội yêu cầu mở các con đường tiếp tế, mặc dù điều đó chỉ có nghĩa là tình bạn tạm thời với một kẻ thù truyền kiếp.

Bộ Chính trị ở Hà Nội cũng đang bị thử thách. Uy tín chính trị đang bị lung lay vì suốt trong ba thập kỷ qua họ vẫn cho rằng Đảng Cộng sản Việt Nam có thể bảo đảm sự xuất hiện một nước Việt Nam thống nhất. Chấp nhận một sự thoả hiệp với phương Tây sẽ làm cho Trung Quốc tức giận và tổn hại đến mục tiêu của Hà Nội ở miền Nam; do vậy, thương lượng với Washington không phải là một sự lựa chọn, mà là vì thương lượng vào năm 1964 sẽ dẫn đến những bất lợi về chính trị buộc Hà Nội phải chuẩn bị tiến hành một cuộc chiến tranh đến gần mà không được sự ủng hộ của phe XHCN. Điều này Hà Nội biết là không thể được.

Trong khi vạch các bước của giai đoạn hai kế hoạch 34A, Đô đốc Felt, tư lệnh Thái Bình Dương đã trình lên tham mưu trưởng liên quân những đề nghị về những mục tiêu phải đạt được trong giai đoạn tới.

Đánh phá bằng không quân và thả mìn bằng đường không là các hoạt động phá hoại về vật chất duy nhất trên đất Bắc Việt Nam có khả năng tác động mạnh để buộc Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đánh giá lại các hoạt động của họ ở Việt Nam Cộng hoà và Lào… Tôi đề nghị các hoạt động của giai đoạn II tập trung vào việc thu thập tin tức tình báo, tâm lý chiến, phát triển phong trào kháng chiến và các mạng lưới tình báo, phá hoại vật chất bằng các cuộc oanh kích và rải mìn của không lực.

Trong lúc các nhân vật xét lại đang bị giam giữ ở Bất Bạt vào tháng 4 năm đó và Đô đốc Felt đang thúc đẩy các hoạt động ác liệt hơn chống lại Bắc Việt Nam, thì MACSOG đã tiến hành sáu hoạt động biệt kích. Năm hoạt động được coi là thành công, kể cả vụ thả dù toán biệt kích 4 người vào ngày 23/4 để tăng cường lực lượng cho toán REMUS. Vụ thả dù kế tiếp của ATILLA được dự kiến thả xuống đất Nghệ An vào ngày 25/4.

Sau khi các toán viên của toán ATILLA đã hoàn thành một chương trình huấn luyện cơ bản về tình báo, cách sinh sống ở trong rừng, về vũ khí và nhảy dù, họ lại dự một khoá học đặc biệt kéo dài hai tuần trước khi nhảy dù xuống Bắc Việt Nam. Mục đích của khoá học này là nhằm truyền đạt cho họ biết mọi thay đổi đã xẩy ra kể từ khi Cộng sản chiếm quyền vào năm 1955. Những tin tức này là cần thiết để họ có thể sống sót sau phòng tuyến của kẻ thù. Toán biệt kích này được đưa đến một trung tâm tiếp nhận người tỵ nạn ở Bình Hoà, ngoại thành Sài Gòn. Ở đây tất cả những người từ Bắc Việt Nam mới đến đều được khai thác và sàng lọc trước khi định cư ở Nam Việt Nam.

Khoá học do một sĩ quan quân lực Việt Nam Cộng hoà phụ trách. và được phụ tá bởi một cán bộ Việt cộng hồi chánh. Họ trình bày về bộ máy hành chính hiện thời của Bắc Việt Nam từ Trung ương tới tận thôn xóm. Các lực lượng An ninh như dân quân tự vệ, công an vũ trang của Bộ Công an được giải thích một cách chi tiết, cặn kẽ. Các giảng viên còn mô tả cuộc sống hiện thời ở Bắc Việt Nam: nhân dân sống ra làm sao, việc đi lại trong các khu vực thành phố như thế nào, và những loài giấy tờ gì cần phải mang theo người trong cuộc sống hàng ngày. Lớp học còn đề cập đến cả chế độ phân phối hàng hoá, người ta phải xếp hàng để mua hàng hoá ra làm sao, các loại tem phiếu gì được phân phối và mỗi người được mua lượng hàng bao nhiêu.

Các thành viên của toán ATILLA đều là người quê miền Bắc. Qua kinh nghiệm bản thân, họ thông thuộc giọng nói, phong tục tập quán và địa lý, tuy nhiên có một vài người ở các tỉnh có giọng nói khác và phong tục tập quán cũng hơi khác. Cả toán đều biết rằng một loạt từ ngữ mới đã xuất hiện mà mười năm trước đó chưa có. Một số ngôn từ cách đó một thập kỷ đôi lúc người ta có sử dụng thì nay không còn được sử dụng nữa, và các ngôn từ khác vào năm 1954 người ta sử dụng thường xuyên thì nay hiếm khi được nghe thấy. Điều đó giúp người ta dễ dàng nhận ra một con người đã từng sống ở đấy suốt từ năm 1955, bất cứ ai không thông thuộc các từ ngữ này và ý nghĩa của nó thì sẽ bị lộ ngay.

Sau khi hoàn thành khoá học, toán biệt kích này được đưa đi thực thi nhiệm vụ bằng một chiếc máy bay vận tải do các phi công Đài Loan lái. Trước hết, các truyền đơn tâm lý chiến được rải xuống rồi máy bay hạ thấp độ cao để các biệt kích nhảy dù. Trước khi nhảy dù, các thành viên của toán phát hiện có người ở khu vực nhảy dù nên họ không chịu nhảy. Tổ lái vô cùng tức giận chở họ trở về Sài Gòn, và họ báo cáo với các quan chức là toán biệt kích không chịu nhảy dù.

Mấy tuần sau toán này lại được tập hợp lại để nghe phổ biến trước về nhiệm vụ sắp tới của toán nhằm tiến hành do thám các mục tiêu quân sự và kinh tế ở khu vực dự định hoạt động. Một mục tiêu cụ thể là đập nước nằm giữa huyện Thanh Chương và huyện Linh Cảm. Đập nước này là vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế địa phương, bởi vì nó điều tiết nguồn nước thủy lợi cho tất cả nông dân trong vùng. Toán biệt kích đã được chuẩn bị tinh thần để phá đập này trong trường hợp xẩy ra xung đột công khai ở miền Bắc. Toán này cũng nhận được lệnh thu thập tin tức về giao thông đi lại trên quốc lộ 7 để xác định số lượng và các loại hàng gì được đưa sang Xiêng Khoảng của Lào. Rõ ràng các cuộc oanh kích bằng không lực là cần thiết bởi vì các mục tiêu dự định là vượt quá khả năng của toán Bắc Việt này, cho nên họ không thể tấn công và phá huỷ được. Điều đó cho thấy rằng cuộc xung đột đang tiến hành một bước leo thang mới, với việc toán biệt kích ATILLA đang được sử dụng thu thập tin tức về các mục tiêu để yểm trợ cho các cuộc oanh kích bằng không lực khu vực quốc lộ 7.

Toán biệt kích này có khả năng tiến hành các hoạt động phá hoại tại khu vực được phân công, thế nhưng nó không được tự ý làm bất cứ việc gì cho tới khi nhận được lệnh của Bộ chỉ huy. Viên sĩ quan huấn luyện nhấn mạnh rằng tuyệt đối không được làm bất cứ việc gì khi chưa có lệnh. Toán biệt kích ATILLA còn có nhiệm vụ tuyển mộ điệp viên, nhưng nó không được giao nhiệm vụ tiếp xúc với đầu mối nào ở địa phương. Các thành viên của toán phải tự mình phát hiện những người có triển vọng và thu hút họ làm điệp viên. Vào một ngày sau đó họ sẽ nhận được tin tức về người mà họ tiếp xúc và tiếp xúc ở đâu. Toán biệt kích này sẽ thực thi nhiệm vụ của họ ở miền Bắc tối thiểu là trong thời gian 3 tháng, và tối đa là không quá 6 tháng.

Như đã được thông báo, họ sẽ đổ bộ xuống một vùng núi của huyện Thanh Chương trên đất Bắc Việt Nam cách biên giới Lào khoảng 7 km, ở về phía Bắc huyện Linh Cảm của tỉnh Hà Tĩnh kế cận. Khu vực họ nhảy dù xuống không có dân cư từ đấy đến vùng dân cư phải đi bộ ít nhất mất một ngày đường. Toán biệt kích này sẽ phải di chuyển từ khu vực đổ bộ qua rừng núi ít nhất mất khoảng 3 ngày để đến địa điểm tập kết thứ nhất. Khi đã đến địa điểm tập kết thứ nhất và sau khi xác định ráng khu vực này là an toàn thì toán sẽ liên lạc với Sài Gòn và nhận các chỉ thị hoạt động cụ thể. Viên sĩ quan thuyết trình đưa ra cái mà ông ta gọi là “bức ảnh chụp từ trên không gần đây nhất” cho thấy rằng khu vực này không có một ngôi nhà nào cả.

THINHRAZOR21428
23-02-2009, 15:56
Viên sĩ quan thuyết trình cảnh cáo rằng toán ATILLA có thể sẽ gặp phải các lực lượng công an vũ trang Bắc Việt Nam trong khi di chuyển. Ông ta nêu đích danh tên đơn vị và chỗ đóng quân của các lực lượng Công an vũ trang cỡ tiểu đoàn mà toán biệt kích có thể gặp phải. Ông ta nhấn mạnh rằng các lực lượng của địch ở khu vực này là các đơn vị cỡ tiểu đoàn và ở khu vực nhảy dù không có các đơn vị quân chính quy cỡ sư đoàn. Ông ta còn nói rằng các lực lượng cỡ tiểu đoàn không gây trở ngại cho cuộc đổ bộ của toán và các lực lượng của Công an vũ trang bị phân tán thành các nhóm cỡ trung đội, chứ không tập trung thành các tiểu đoàn. Theo viên sĩ quan thuyết trình thì không có khả năng các lực lượng an ninh Việt Nam biết được nơi đổ bộ. Sự chạm trán đầu tiên của toán có thể xảy ra trong lúc toán đang trên đường đổ bộ, hoặc đến địa điểm tập kết. Nếu một đơn vị tuần tra vũ trang tìm thấy dấu vết về sự hiển diện của họ thì các thành viên của toán phải đặc biệt thận trọng và cảnh giác về khả năng này. Trong lớp học họ được chỉ dẫn phải làm gì nếu gặp phải một lực lượng như vậy: Nếu cả hai bên phát hiện ra nhau thì biệt kích phải nổ súng trước để tiêu diệt lực lượng địch; nếu họ phát hiện thấy lực lượng địch trước và tin là địch chưa phát hiện ra mình thì không được nổ súng.
Toán biệt kích ATILLA từ Sài Gòn đi Đà Nẵng vào 4 giờ sáng ngày 24/4. Cùng bay với họ ra Đà Nẵng có viên sĩ quan đặc trách về hành quân là đại úy An và một người Mỹ mặc thường phục. Sau mấy tiếng đồng hồ ở lại Đà Nẵng, cả toán được đưa lên chiếc máy bay vận tải C-123. Trong khi họ đang thắt dây an toàn vào ghế ngồi thì mỗi người đều cảm thấy nỗi lo lắng của mình tăng lên theo tiếng gầm rú của động cơ máy bay lúc cất cánh. Viên phi công, người phụ lái: một chuyên gia về nhảy dù và hai người phụ trách việc đẩy các biệt kích nhảy dù ra khỏi máy bay, tất cả đều là người Đài Loan. Trên máy bay còn có bảy kiện hàng thiết bị được thả dù. Vòng thứ nhất nó thả dù xuống 6 kiện hang và kiện thứ 7 là điện đài phát tin cho toàn toán. Vòng thứ hai 6 người nhẩy dù ra khỏi máy bay ở độ cao dưới 1000 feet. Họ nhảy dù xuống đất ở các vị trí tương đối gần nhau và sử dụng các đài bán dẫn của họ để phát tín hiệu bịp bịp của điện đài phát tin. Điều này chứng tỏ họ nhảy dù xuống khu vực cách đài phát tín trong vòng 5 km, là tầm phát của đài phát tín, đài này là một loại dụng cụ vô cùng cần thiết cho cuộc nhảy dù, bởi vì các biệt kích không thể nhìn thấy nhau sau khi nhảy dù xuống một địa hình khó khăn.

Họ đi đến địa điểm tập kết và trong mấy ngày liền lùng sục khu vực kế cận một cách cẩn thận trước khi liên lạc bằng điện đài với chỉ huy sở của mình, rồi tìm cách nguỵ trang che giấu và chờ đợi để liên lạc lần thứ hai bằng điện đài để nhận chỉ thị. Hai ngày sau khi liên lạc bằng điện đài lần thứ nhất, họ phát hiện thấy mấy người dân địa phương đi lại gần căn cứ tạm thời của họ. Tin rằng những người này không phát hiện ra họ nên họ vẫn ở nguyên tại chỗ.

Một đêm vào đầu tháng 5, họ nghe thấy có tiếng người đi đến gần. Đinh Văn Lâm, toán trưởng, cử hai người ra theo dõi các vị “khách“. Họ vừa đi được vài trăm mét thì gặp một tổ lính tuần tra khoảng 20 người được trang bị vũ khí đầy đủ đang dựng trại cạnh một con suối. Tổ tuần tra này của kẻ địch đang lùng sục một cách ráo riết và đang trên đường tiến thắng đến địa điểm tập kết toán biệt kích.

Lâm quyết định rời bỏ căn cứ và lập tức quay trở lại địa điểm nhảy dù. Từ đó họ sẽ chuồn sang Lào và liên lạc với Bộ chỉ huy của họ bằng điện đài để chuẩn bị đưa họ trở về. Nguyễn Văn Hinh, nhân viên điện đài, vội vã đánh đi một bức điện báo cáo rằng vì bị truy lùng rất ráo riết nên họ không thể tiếp tục hoạt động và sẽ rút lui như hướng kế hoạch đã vạch trước .

Toán trưởng cùng với hai thành viên đi một hướng. Nguyễn Văn Thi, toán phó, và hai thành viên đi hướng khác. Vì các lực lượng Bắc Việt Nam tiến đến quá gần nhóm của Lâm, nên nhóm này đã nổ súng trong khi rút lui. Các biệt kích rất ngạc nhiên khi các lực lượng bao vây họ đã nổ súng bắn trả, đạn bay trên đầu, và rõ ràng là họ muốn bắt sống các biệt kích hơn là giết. Sau cuộc nổ súng ban đầu và bắt đầu cuộc lẩn trốn, nhóm trưởng của Thi đồng ý tách ra mạnh ai nấy trốn. Họ đã phá huỷ điện đài, mật mã và bỏ lại đại bộ phận trang thiết bị tại nơi chúng đã được cất giấu.

Trong khi chạy trốn họ phát hiện các dấu hiệu chứng tỏ trước đó đã có các toán biệt kích hoạt động tại khu vực này. Một hôm trong khi đang di chuyển về phía Tây của căn cứ qua các bụi rậm, họ phát hiện thấy các mảnh dù còn lại của loại dù T10, là loại dù các toán biệt kích sử dụng vào thời gian đó. Họ cũng tìm thấy các vỏ đạn 9mm. Đây cũng là cỡ đạn do các toán biệt kích sử dụng; tình trạng các vỏ đạn cho thấy rằng có lẽ chúng đã được bắn trước đó khoảng 6 tháng.

Nguyễn Văn Hình kể lại việc anh ta bị bắt:
- Ông có biết không, (cười) chắc trông tôi phải lạ lùng lắm đối với người lính Bắc Việt Nam đã tìm ra và bắt được tôi. Tôi bị kiệt sức và ngủ thiếp đi mấy giờ trước đó. Tôi có một khẩu súng lục tự động giắt trong thắt lưng, và tôi mặc một chiếc quần bò Mỹ do người Mỹ huấn luyện tôi ở Long Thành cho. Đột nhiên tôi cảm thấy một bàn chân đi giầy dẫm lên cánh tay tôi mà theo bản năng bàn tay đó đang tìm khẩu súng lục tự động của tôi. Tôi mở mắt và nhìn thấy người lính đang đứng sừng sững trước mặt và khẩu súng trường tấn công đang chĩa thẳng vào tôi Anh ta nhìn tôi trừng trừng và tôi cũng nhìn lại anh ta. Vì mặc chiếc quần bò Mỹ nên chắc là trông tôi phải lạ lùng lắm. Người ta khuyên tôi đừng mang theo chiếc quần bò, nhưng chẳng có lý do gì tôi lại phải bỏ nó lại cả. Sau đó, một trong các binh sỹ Bắc Việt Nam đã lấy chiếc quần bò của tôi.

Nhân viên điện đài đã bị bắt trước đó vào rạng sáng ngày 10/5, phần lớn những người khác cũng bị bắt sau đó vài tuần. Hai người cuối cùng bị bắt vào ngày 29/5 do các lực lượng Cộng sản Lào bắt được họ trên đất Lào và trao cho Bắc Việt Nam. Suốt thời gian ấy, các biệt kích bị trói ngồi trong bụi rậm, và được canh giữ cẩn thận. Khi mà các lực lượng công an biên phòng thu lại toàn bộ vũ khí, trang thiết bị và các thứ khác.

Nghĩ lại hoàn cảnh lúc bị bắt, các biệt kích ngỡ rằng Công an biên phòng đã phát hiện ra khu vực đổ bộ của họ bằng quan sát trực tiếp. Vào một đêm trời sáng trăng người ta có thể dễ dàng nhìn thấy những vật cách xa 2-3 km. Các lực lượng Công an biên phòng chỉ cần phát hiện ra đường bay của một chiếc phi cơ bay dọc theo các điểm cao của các dãy núi, rồi phát hiện các điểm nhảy dù, thậm chí ở các khoảng cách xa hơn nữa người ta cũng có thể nhìn thấy các chiếc dù.

Các lực lượng Công an biên phòng được bố trí phân tán trong các dãy núi, nghe thấy tiếng động cơ của một chiếc máy bay vận tải bay thấp, phát hiện ra các đường bay, kiểm tra các điểm nhảy dù có thể dọc các đường bay đó. Nếu họ ở gần, thậm chí họ có thể thu được điện đài phát tín của toán biệt kích và sử dụng nó để xác định địa điểm nhảy dù.

Nguyễn Văn Hinh giải thích:
- Nên nhớ rằng toán của tôi được thả dù xuống miền Bắc có một lần. Thế nhưng trước và sau đó còn nhiều toán nữa. Các cuộc nhảy dù vào ban đêm này hầu như không có gì khác nhau, và qua một thời gian các lực lượng Công an biên phòng Bắc Việt biết rõ họ phải tìm kiếm cái gì. Cũng giống như toán ATILLA, một trong những đặc điểm đó là một chiếc phi cơ bay ở độ thấp từ biển bay qua các đỉnh núi cao rồi tiếp tục bay sang Lào trước khi hạ cánh xuống Thái Lan.

Chiếc phi cơ thả dù chúng tôi có lẽ sang Thái Lan ở lại một ngày rồi bay trở về Sài Gòn, mãi đến 5-8-1964 mới có các cuộc không kích của Mỹ trên Bắc Việt Nam, do đó người ta dễ dàng nhận biết loại máy bay nào xâm nhập bầu trời miền Bắc Việt Nam là của Mỹ. Sau khi theo dõi hoạt động của chúng tôi trong vòng khoảng một năm họ biết họ phải làm gì.

Hinh bị hỏi cung ngay sau khi bị bắt. Họ hỏi tên anh ta, ngày và nơi sinh, đơn vị, cấp bậc và nhiệm vụ được giao cho toán. Người hỏi cung đặc biệt quan tâm đến số nhân viên trong toán, chức năng của mỗi người, ngày cụ thể toán anh ta nhảy dù xuống đất Bắc, con đường toán đã đi sau khi xuống đất, địa điểm chính xác các nơi toán dừng chân, và nhận dạng của các toán viên chưa bị bắt. Một phần công việc của người hỏi cung được tạo thuận lợi do bản đồ đặc biệt mà biệt kích sử dụng. Nó được in trên chất liệu mỏng như lụa để gấp nhỏ dễ đút vào túi quần. Thông tin về địa hình trên bản đồ có độ chính xác rất cao và trên bản đồ đó Hinh đã đánh dấu kỹ khu vực nhảy dù, điểm tập kết, con đường đi từ nơi nhảy dù đến điểm tập kết và hướng rút lui.

Nhân viên điện đài bị hỏi kỹ về buổi giao nhiệm vụ trước khi lên đường, nhưng người ta không hỏi anh ta về các bức ảnh chụp từ trên không mà cả toán đã được xem tại căn cứ 10. Song, các tù binh khác lại bị hỏi khá cặn kẽ về các bức ảnh đó.

Trong vòng ba tiếng đồng hồ sau khi bị bắt Hinh dã phải đối mặt với một sỹ quan Công an có kinh nghiệm. Người này đi theo lực lượng truy bắt và chỉ quan tâm có mỗi một điều, ông ta muốn Hinh hợp tác, tình nguyện sử dụng điện đài của mình cho Hà Nội, nhưng Hinh từ chối. Viên sĩ quan đó ngồi lại với Hinh, nhưng sau khi bị Hinh từ chối lần thứ Nhất, ông ta cũng không gây áp lực nêu lại vấn đề. Bây giờ thì Hinh đã hiểu lý do tại sao lực lượng đuổi bắt chỉ bắn đạn qua đầu họ.

Vào đầu tháng 6 toán ATILLA được đưa về thành phố Vinh. Ở đây mỗi người lại bị các sỹ quan cấp tỉnh hỏi cung một cách có phương pháp, ngoại trừ tin tức liên quan đến trang thiết bị thông tin liên lạc của toán, tín hiệu xin chỉ thị hoạt động và các vấn đề liên quan lại do một nhóm sĩ quan đặc biệt của Hà Nội tiến hành. Những người này bảo rằng họ là người của Bộ, hoặc “chúng tôi là các chuyên gia hỏi cung từ Hà Nội vào”.

THINHRAZOR21428
23-02-2009, 15:56
Sau này nhân viên điện đài của các toán khác nói rằng những người hỏi cung này đã có mặt ngay lúc các biệt kích vừa bị bắt, và chính họ là những người đầu tiên tìm cách mua chuộc các biệt kích. Các cố gắng nhằm thu phục sự hợp tác của các tù binh được đưa vào buồng hỏi cung. Đến lúc đó các chuyên gia này có thể biết người tù binh đó có sẵn sàng hợp tác hay không.
Những người hỏi cung này biết rất rõ thủ tục làm việc bằng điện đài của toán biệt kích. Họ biết rằng buổi phát tin đầu tiên phải bao gồm tín hiệu an toàn, tín hiệu đó phải do nhân viên điện đài chính phát đi và viên trưởng toán phải cung cấp tín hiệu an toàn của cá nhân anh ta, tín hiệu đó chỉ riêng mình anh ta biết, và các biệt kích khác cũng có thể bị hỏi tín hiệu riêng của họ nếu Sài Gòn có bất kỳ nghi vấn nào về toán đó có được an toàn không hay đã bị "nhiễm bẩn". Nếu Sài Gòn hỏi đến bất kỳ người nào mà không có mặt và không có sự giải thích rõ ràng thì điều đó có nghĩa là toán biệt kích đã bị kẻ địch khống chế.

Ngày 15/7, các thành viên của toán biệt kích ATILLA đã bị đưa ra xử công khai tại một phiên toà của Toà án Quân sự ở thành phố Vinh. Phiên toà kéo dài trong 3 ngày và các bản án đã được phán quyết. Tất cả bọn họ đều bị kết tội làm gián điệp và nhanh chóng bị chuyển đến nhà tù số 3 phía bắc huyện Con Cuông.

Trong khi toán biệt kích ATILLA đang lẩn trốn trên đất Bắc Việt Nam, thì với sự thoả thuận của hai Bộ Quốc phòng và Ngoại giao, Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân đã cho phép tướng Harkins vào ngày 5/5 bắt đầu cùng soạn thảo kế hoạch với Tổng tham mưu liên quân Việt Nam về việc triển khai vào tháng 6 các toàn biệt kích vượt biên giới vào Trung Lào giữa quốc lộ 9 và thành phố Sêpôn. Ngày 12/5 tướng Nguyễn Khánh, Tổng tham mưu trưởng liên quân, đã phê chuẩn kế hoạch hoạt động vượt biên giới và bắt đầu chính thức phối hợp vạch kế hoạch với Bộ Tổng tham mưu liên quân.

Sau chuyến viếng thăm của Tướng Taylor và Bộ trưởng Quốc phòng Mc Namara, các máy bay của Mỹ thuộc lực lượng mang mật danh YANKEE TEAM bắt đầu bay trên bầu trời Lào. Trong khi ở Sài Gòn Taylor và Mc Namara đã nghe Tướng Harkins báo cáo rằng ông ta có thể bình định Nam Việt Nam trong vòng 6 tháng và có thể đảo ngược tình thế nếu ông được trao trách nhiệm chỉ huy quân đội Nam Việt Nam.

Trong nội bộ MACSOG, người ta đang thảo luận chi tiết với Bộ Tổng tham mưu liên quân để chuyển quyền sở hữu PTFS được sử dụng trong các hoạt động trên biển từ phía Mỹ sang chính phủ Việt Nam. Điều này được cho là cần thiết để Mỹ có thể phủ nhận các tin tức nói rằng các tầu đăng ký của Mỹ đang tấn công Bắc Việt Nam. Một câu chuyện nguỵ trang đã được chuẩn bị để cho phép người Nam Việt Nam sử dụng các tàu đó một cách độc lập đánh trả Bắc Việt Nam. Tuy nhiên, tài liệu về sự chuyển giao chính thức đó đã không xảy ra như dự đoán.

Tháng 5, tháng cuối cùng của giai đoạn I kế hoạch 34A đang sắp kết thúc. MACSOG (nhóm quan sát và nghiên cứu của Phái bộ viện trợ quân sự Mỹ tại Việt Nam Cộng hoà) lại báo cáo thêm 2 toán bán vũ trang được triển khai thành công. Ngày 19/5 một nhóm 6 người mang biệt danh LOTUS đã được thả dù xuống vùng núi thuộc tỉnh Nghệ An giáp ranh tỉnh Thanh Hoá do Trần Ngọc Bình làm toán trưởng. Nhiệm vụ của toán bao gồm tấn công phá hủy cầu Hàm Rồng ở thị xã Thanh Hoá và các cầu từ Thanh Hoá đến quốc lộ 7. Một kế hoạch quá ư tham vọng đối với một toán nhỏ như vậy. Toán LOTUS đã bị bắt ngay sau khi đặt chân xuống mặt đất. Viên toán phó là Nguyễn Văn Sinh đã bị tử hình. Số còn lại được đưa đến trại tạm giam ngoại ô thành phố Vinh, các thành viên còn lại của toán LOTUS đã gặp các thành viên của toán ATILLA.

Toán SCOOTS được thả dù xuống gần Lai Châu để tăng cường lực lượng cho toán TOURBILLON vào ngày 27-5. Vừa đặt chân xuống đất toán này đã gặp các cán bộ công an cải trang và bị bắt ngay tại khu vực nhảy dù.

Hồ sơ chính thức của giai đoạn I mà ban đầu Bộ trưởng Quốc phòng Mc Namara mô tả là một cỗ xe mang thông điệp đến cho Hà Nội, cho thấy rằng MACSOG chỉ hoàn thành được 11 trong tổng số 33 phi vụ được Washington phê chuẩn cho giai đoạn này, 22 phi vụ mới đã được phê chuẩn cho giai đoạn II bắt đầu từ 1/6 cho đến 30/9, chưa kể 22 phi vụ chưa thực hiện của giai đoạn I.

Trong tháng 6, giai đoạn II được bắt đầu bằng 9 phi vụ theo kế hoạch. Tám phi vụ được báo cáo là thành công: ba cuộc tấn công bằng đường biển, hai bằng đường không và thả dù ba toán biệt kích. Một vụ không thành công đã bị thất bại ngay từ đầu nhằm cung cấp thêm hậu cần cho một trong các toán biệt kích mà người ta tin là được an toàn, nhưng thực tế là thêm một toán nữa đã bị bắt trước đó và đang bị Bắc Việt Nam khống chế.

Cũng trong tháng đó, lực lượng Công an biên phòng Bắc Việt Nam đã được lệnh kiểm soát chặt chẽ biên giới Lào, chuẩn bị chống trả các cuộc tấn công của địch bằng đường không, canh phòng nghiêm ngặt bờ biển phía Đông của Bắc Việt Nam tại vùng 1 và 2, tuần tra của hải quân dọc khu phi quân sự. Những biện pháp này được tiến hành cùng một lúc với một Hội nghị quan trọng ở Bắc Việt Nam cứ 5 năm được tổ chức một lần để thảo luận về các hoạt động biên phòng bao gồm cả sự hỗ trợ của Công an biên phòng đối với chương trình bắt và sử dụng các nhân viên điện đài đã bị bắt của biệt kích trong ván bài "chơi lại" của Bắc Việt Nam.

Các phi vụ biệt kích trong tháng đầu của giai đoạn II bao gồm toán BUFFALO được thả dù xuống Quảng Bình vào 19/6. Toán này đã nhanh chóng bị bắt và các nhân viên điện đài đã từ chối không hợp tác với đối phương. Sau đó, ngày 28/6 đến lượt toán EAGLE được thả dù xuống khu vực đường sắt quan trọng gần Uông Bí, khu vực hoạt động quan trọng của một gián điệp đôi hoạt động dưới mật danh toán ARES. Trong khi các thành viên của toán EAGLE đang tìm cách để bắt liên lạc với đặc tình ở địa phương, thì họ bị các lực lượng an ninh địa phương tấn công và bắt giữ. Sau đó điện đài của họ bắt đầu truyền đi các tin tức dưới sự khống chế của Bộ Công an.

Đêm 17/6 ở tỉnh Yên Bái về phía Tây Bắc Hà Nội, toán biệt kích SCORPION chuẩn bị nhảy dù xuống một khu vực mới thuộc bờ nam sông Hồng. Khu vực này ở về phía Đông Nam địa điểm toán BELL đã nhảy dù, toán này đã bị Bắc Việt Nam khống chế từ năm 1963. Viên phi công, phụ lái và người phụ trách về nhảy dù là người Đài Loan rõ ràng rất căng thẳng khi các thành viên của toán SCORPION chuẩn bị nhảy dù. Cánh cửa sau của chiếc máy bay vận tải C123 đang bay ở độ thấp được hạ xuống và các thành viên của nhóm có thể thấy ánh sáng đèn của thị xã Yên Bái trong khi họ bay xuống phía Nam qua sông Hồng.

Mấy phút sau, người phụ trách nhảy dù đã phát tín hiệu của toán SCORPION và và các thùng đựng lương thực, hậu cần ra khỏi máy bay. Máy bay đột ngột vòng lại và xoay một vòng bay. Vòng bay thứ hai toàn toán nhảy dù xuống các núi ở độ cao chưa đến 1000 feet. Khu vực nhảy dù được dự định ở về phía Nam thị xã Yên Bái vài chục km.

Nhiệm vụ của nhóm SCORPION là tiến hành phá hoại dọc dường xe lửa Hà Nội-Yên Bái nhằm làm giảm lượng hàng tiếp tế từ Trung Quốc sang Bắc Việt Nam. Các nhiệm vụ khác của toán là rải truyền đơn chống Chính phủ, thu thập tin tức và thu hút dân địa phương xây dựng các mạng lưới đặc tình. Để hỗ trợ cho nhiệm vụ tâm lý chiến của họ, toán này được trang bị các quả bom đựng truyền đơn và một máy in đựng trong một hòm riêng biệt để khi đặt chân xuống mặt đất là họ có thể in truyền đơn được ngay.

Trong khi các dù đang lắc lư sắp rơi xuống mặt đất, thì họ thấy đèn đuốc và người ta đi lại nháo nhác phía dưới. Ý nghĩ đầu tiên của Đặng Công Trình là người Bắc Việt Nam đã biết cuộc nhảy dù của họ. Dường như không có một lời giải thích nào rõ ràng vì sao lại có rất nhiều người ở khu vực nhảy dù. Sau đó mấy năm người ta cho rằng chiếc máy bay vận tải bay quá thấp nên đã làm lộ toán này. Bắc Việt Nam không có những chuyến bay thấp vào ban đêm và chiếc máy b ay vận tải C123 của nhóm biệt kích chắc chắn là đã làm cho người ta chú ý. Mặc dầu có khả năng là như vậy, nhưng người ta cũng không thể giải thích được tại sao lại có nhiều người đợi sẵn họ ở mặt đất như vậy.

Dân quân tự vệ được các lực lượng Công an và bộ đội chính qui tăng cường hỗ trợ đã bắt đầu bủa vây khi toán này vừa đặt chân xuống đất Đinh Quý Mùi nổ súng lập tức bị bắn chết bởi hoả lực bắn trả rất mạnh. Đặng Công Trình và Nguyễn Văn Khải rơi xuống cạnh nhau, lập tức mỗi người đi một ngả tìm cách vượt khỏi vòng vây. Hai ngày sau thì Trình bị bắt và vài giờ sau đó Khải là thành viên cuối cùng của toán cũng bị bắt nốt. Trong cố gắng tuyệt vọng nhằm thoát khỏi vòng vây Khải đã bắn chết mấy người đuổi bắt anh ta. Vì thế cho nên sau đó anh ta đã bị xử tử hình.

Toán SCORPION bị đưa về nhà tù tỉnh Yên Bái, ở đây họ bị tách ra ở biệt lập mỗi người một phòng và bị hỏi cung trong vòng hơn 2 tháng. Cuối cùng, trước đám đông dân chúng địa phương tại sân vận động thị xã họ đã bị Toà án quân sự Quân khu Việt Bắc đưa ra xét xử. Tất cả đều bị buộc tội làm gián điệp và bị kết án đến mức cao nhất là tù chung thân. Sau đó họ bị tống lên xe tải chở thẳng đến trại Quyết Tiến, nơi dành cho những kẻ không chịu hợp tác với đối phương.


Các toán Biệt kích bán vũ trang được đưa ra miền Bắc vào mùa xuân năm đó, như toán ATILLA được coi là các toán hoạt động chiến tranh tâm lý (xem phụ lục số 4 và số 6). ATILLA, BUFFALO, SCORPION và LOTUS đã nhảy dù xuống miền Bắc với những nhiệm vụ vượt quá khả năng của họ, và vào thời điểm tinh thần của một số toán đã bị sa sút nghiêm trọng. Liệu có một ai ở đâu đó nghĩ rằng các toán này sẽ bị bắt, các nhiệm vụ bị thất bại của họ là một bức thông điệp gián tiếp nhắn nhủ Hà Nội nói rằng Washington đang chuẩn bị leo thang xa hơn?
Đối với một kế hoạch hoạt động tâm lý mang tính chiến lược như vậy, William Colby đã nhớ lại về thời kỳ đó: “Khi đưa một toán biệt kích đi thì người lãnh đạo phải tìm cách thuyết phục làm cho họ tin rằng họ sắp sửa thực hiện một nhiệm vụ rất quan trọng. Nếu không thì tội gì họ phải liều mạng sống của mình. Do đó khi giao cho người ta một sứ mạng như vậy rồi thì lại phải kiểm soát được tình hình xấu nhất càng không thể cứ để cho người ta đi, rồi…lạy chúa tôi sáu tuần sau lại tìm cách ngăn cản họ. Họ sẽ vượt ra ngoài vòng kiểm soát”.

Nếu các toán hoạt động tâm lý đã được sử dụng như một con mồi, thế phải chăng vai trò hoạt động tâm lý của họ chỉ có tác dụng nếu họ bị bắt. Colby nói tiếp:
- Theo tôi thì ý tưởng về hoạt động tâm lý tức là ý tưởng làm cho nhân dân miền Bắc biết rằng từ miền Nam người ta đã đưa được các toán biệt kích ra các thành phố, thị xã của miền Bắc… Đấy là điều người ta muốn làm. Chỉ làm sao bắn được tin ra ngoài đó cho dân chúng nghe và hiểu được. Tôi không nghĩ, ít ra là tôi không nhớ chúng tôi đã đưa họ ra miền Bắc với mục tiêu rất tế nhị nào để thuyết phục kẻ thù rằng nó sẽ làm cho họ sợ đến chết khiếp. Như ông biết, tôi cho rằng ý tưởng đó chỉ là làm cho cả miền Bắc biết rằng những hoạt động đó chỉ là vô ích và cuộc hành quân vào Nam cũng chịu một thảm hoạ như vậy bao nhiêu con em bị chết và mất tích. Họ ra đi với một câu chào tạm biệt, đấy là những lời cuối cùng được nghe về họ, làm cho dân miền Bắc lo sợ về con em họ bị đưa vào Nam. Tôi cho rằng đấy là hoạt động tâm lý mà chúng tôi đã nghĩ ra.

Những điều Colby kể lại có thể là chính xác. Tuy nhiên, theo những người biệt kích sống sót kể thì lại không có một nhiệm vụ nào như vậy.

Ed Regan, một sĩ quan CIA đã tham gia vào việc phái các toán biệt kích từ Đà Nẵng ra miền Bắc vào mùa hè năm 1964 trở về Washington làm việc tại phòng Lào của CIA, lại nhìn nhận vấn đề hơi khác: “Có thể nói một cách chính xác rằng các toán biệt kích được đưa ra miền Bắc đầu năm 1964… Được tập trung vào khu vực phía Bắc quốc lộ 7 và các vùng rừng núi lên đến tận vùng Tây Bắc. Chúng tôi đã tham gia phối hợp đưa các toán đó ra Bắc. Tại sao lại như vậy? Bởi vì chúng tôi bị áp lực tiếp tục phái các toán đó đi. Chúng tôi biết rằng các toán đó không thể sống sót ở các vùng đồng bằng đông dân cư, do đó chúng tôi đã phái họ đến những nơi mà ít nhất một số người trong bọn họ, tìm được cơ hội nào đó để sống sót. Lúc đó chúng tôi không biết rằng các toán được phái đi sẽ gặp các toán đang bị đối phương khống chế. Một lần nữa tôi xin khẳng định rằng đó là do áp lực phải tiếp tục phái họ đi và áp lực đó là từ bên ngoài CIA. Không phải từ những người của chúng tôi thuộc Tổng cục vạch kế hoạch của CIA”.

Bây giờ mới biết rằng các hoạt động bán quân sự của CIA đã bị xâm nhập nhiều hơn là chúng tôi tưởng và sự xâm nhập đó được thông qua các đồng nghiệp Việt Nam của chúng tôi. Không một ai trong chúng tôi trong ngành tình báo (CIA) lại chuyển cho Lầu Năm góc những thông tin một khi đã biết rõ là hoạt động đó đã bị xâm nhập, làm như vậy là một tội ác.

Sự chuẩn bị của Bắc Việt Nam để "đón nhận" các toán biệt kích trong năm 1964 được bắt đầu từ đầu năm, bằng việc phổ biến chỉ thị số 57 của Bộ Công an. Chỉ thị này đã cảnh cáo về khả năng mở rộng các hoạt động biệt kích chống lại miền Bắc . Do vậy, theo tài liệu của họ, người Bắc Việt Nam đã phát hiện các hoạt động đường biển bao gồm hai người nhái ở cảng sông Gianh vào ngày 23-2, một cuộc đổ bộ tấn công và phá huỷ cầu Khe Nước ở tỉnh Quảng Bình vào ngày 16-3, cuộc tấn công cầu Khe Lũy, tỉnh Hà Tĩnh ngày 17-3.

Trong tháng 3, Bắc Việt Nam đã tổng hợp được tổng số tám cuộc biệt kích nhảy dù xuống các tỉnh Yên Bái, Hà Bắc, Quảng Bình, Nghệ An và Sơn La. Thực tế chỉ có ba toán biệt kích nhảy dù. Tuy nhiên, các hoạt động biệt kích và một báo cáo về các chuyến bay do thám U-2 được tăng cường lên gấp đôi đã được Bắc Việt Nam coi là bằng chứng về cuộc chiến tranh đang leo thang. Đến cuối tháng 6, Bộ Chính trị ở Hà Nội đã báo động cho các lực lượng biên phòng phải sẵn sàng để đối phó với các hành động của kẻ thù bao gồm các hoạt động tăng cường xâm nhập từ biển vào và các cuộc tấn công bằng không quân. Tiếp theo đó Bộ tổng tham mưu Quân đội nhân dân ra lệnh báo động toàn quân. Trước tình hình phức tạp ấy mà ngày 30/6 các người nhái đã được phái ra tấn công các thiết bị ở Nhật Lệ thuộc bờ biển Quảng Bình, tiếp theo đó là các hoạt động phá hoại các thiết bị ở Kỳ Anh tỉnh Hà Tĩnh và cầu Hàng ở Thanh Hoá. Các hành động đó chẳng khác gì đổ thêm dầu vào lửa. Miền Bắc lúc đó đã phát động chiến dịch bắt những kẻ nghi vấn đi lao động khổ sai tại các nhà tù được canh phòng hết sức nghiêm ngặt để phòng ngừa, ngoài ra còn tăng cường theo dõi đối với tám loại đối tượng bất mãn về chính trị mà các đối tượng biệt kích có thể tìm cách liên lạc.

Bộ Công an đồng thời cũng tăng cường các hoạt động vừa công khai vừa bí mật bằng mạng lưới đặc tình cơ sở để chống lại hoạt động của biệt kích. Hoạt động này nhằm tăng cường an ninh, đánh giá chính xác và đúng đắn thái độ của dân chúng, phát hiện ra các điểm yếu của toàn bộ hoạt động phản gián và tìm cách ngăn chặn sự xuất hiện của một Đội quân thứ năm. Đây không phải là một hoạt động mới, mà chỉ là những cố gắng nhằm tăng cường các hoạt động đang diễn ra trong suốt thập kỷ trước đó.

Cuối tháng 6, Tư lệnh các lực lượng đặc biệt Mỹ ở Nha Trang đã phái năm toán, mỗi toán gồm tám người Việt Nam qua giới tuyến dọc theo quốc lộ 9 trong kế hoạch mang mật danh Leaping Lena, lực lượng này được lấy từ các nhóm 77 và 31 của Nam Việt Nam. Chỉ có 5 người sống sót trở về Nam Việt Nam. Đại tá Lam Sơn sau đó đã bị cách chức Tư lệnh các lực lượng đặc biệt do hậu quả tại hại gây ra đối với các toán này trong một phi vụ mà hai tháng trước đó Mc Namara đã hối thúc phải tiến hành.

Hai tháng đầu của giai đoạn II là một thời kỳ chuyển tiếp. Tướng Maxwell Taylor đến Nam Việt Nam vào tháng 7 để làm Đại sứ tại Việt Nam Cộng hoà thay thế Henry Cabot Lodge trở về Mỹ để tham gia vòng bầu cử sơ bộ của Đảng Cộng hoà. Tướng Harkins cũng ra đi trao chức Tư lệnh phái bộ viện trợ Mỹ tại Việt Nam Cộng hoà cho vị phó của ông ta (từ tháng 2) là Tướng Westmoreland. Ở Hawaii, đô đốc Felt được thay thế bởi viên tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương cứng rắn của ông ta là đô đốc Sharp. Những thay đổi này đã tạo ra một nhóm chỉ huy mới cho chiến trường Thái Bình Dương và chỉ trong vòng một tháng sau thì xây ra sự kiện Vịnh Bắc Bộ .

Viên đại sứ mới, vị tướng đã xin về hưu khỏi lục quân dưới thời chính quyền Eisenhower sau khi có những bất đồng về vấn đề trả đũa ào ạt bằng vũ khí hạt nhân, là người ủng hộ sự phản ứng bằng các lực lượng mặt đất thông thường. Theo cách nhìn của Hà Nội thì có thể tin rằng vị đại sứ Mỹ mới này sẽ đáp ứng những đề nghị đòi trả đũa một cách mạnh mẽ bằng vũ khí thông thường các hành động khiêu khích của Hà Nội.

Sau khi đảm nhận vai trò Tư lệnh chiến trường, Westmoreland thấy rằng MACSOG chỉ là một đơn vị bị "các loại tình báo" ở Washington kiểm soát, chẳng giúp ích được gì mấy cho nhiệm vụ trước mắt của ông ta là tìm cách xây dựng quân đội Nam Việt Nam và đối phó hũu hiệu các lực lượng thù địch ở Nam Việt Nam. Điều đó không có nghĩa rằng ông ta không quan tâm đến các lực lượng của Bắc Việt Nam đang tiến vào Nam Việt Nam, nhưng ông tin rằng đấy là trách nhiệm của Bộ chỉ huy Thái Bình Dương và Bộ chỉ huy này có khả năng đối phó với sự xâm nhập của Bắc Việt Nam vào Nam Việt Nam.

Sự thay đổi về chính sách của Mỹ ở Lào rõ ràng đã được Hà Nội đặc biệt quan tâm theo dõi và coi đó là thước đo về ý đồ của Mỹ. Thí dụ, trong khi các lực lượng quân đội Mỹ bị cấm không được vào đất Lào bằng đường bộ, các máy bay Mỹ bây giờ được phép đánh trả các hoả lực thù địch trên đất Lào bắn vào các máy bay do thám Mỹ bay trên không phận Lào. Giới lãnh đạo ở Hà Nội hiện cùng chung thái độ không thương lượng với Bắc Kinh, rõ ràng là vui mừng trước sự can thiệp công khai của Mỹ, sự can thiệp này mang tính trực tiếp hơn là những phản ứng hạn chế bằng cách phái các toán bán vũ trang vào Lào bằng đường bộ. Hành động tăng cường này của Mỹ có nghĩa là Hà Nội có thể đưa ra những bằng chứng rõ ràng hơn về sự can thiệp của nước ngoài để tập hợp quần chúng phần lớn vẫn còn dửng dưng. Do đó đã chứng minh cho lời kêu gọi của Bộ Chính trị rằng Mỹ là lực lượng nước ngoài đang xâm lược Việt Nam và tấn công những người Pathét Lào anh em của họ, mưu đồ đó cần phải bị đánh bại. Tuy nhiên, các lực lượng trên biển của MACSOG cùng với các tầu tuần tiễu đã đẩy sự can thiệp của Mỹ lên một mức độ ngày càng công khai hơn.

-------------o0o-------------
(Hết mục Cool

No comments:

Post a Comment