Friday, March 22, 2013

20. TUYỆT THỰC


Thời gian trôi đi, số phận của những người tù ở trại Phố Lu càng mờ mịt, khi các buổi phát thanh đưa tin rằng việc trao đổi tù binh đã bị trì hoãn.

Theo cách "giải quyết của người châu Á" thì việc vài người lính biệt kích ở trại F3 muốn vượt qua bức tường ngăn để ăn cơm cùng với các biệt kích F2 vào ngày chủ nhật, trung tuần tháng 5/1973 được coi là vô tội. Ngày chủ nhật sau, cảnh đó lại tái diễn. Vào ngày chủ nhật thứ ba các lính biệt kích lại trèo qua bức tường này và khi họ ăn cơm xong thì người sỹ quan trực trại giam đến. Nắm chặt tờ giấy trong tay, anh khoá cửa ngoài của khu vực này và bước vào khu trại F3.

Anh cầm giấy đọc: "Theo lệnh của ban chỉ huy trại giam yêu cầu tất cả các tù nhân phải giải tán và trở về khu vực của mình".

Rồi anh ta làm động tác quay đằng sau và rời khu trại, không nhìn trở lại, không ai nhúc nhích.

Mười lăm phút sau, người sĩ quan trực này quay lại và đọc lệnh giải tán lần thứ hai. Lại không ai có phản ứng gì.

Sau lần thứ 3, khi sỹ quan trực này vừa đi khỏi thì cánh cửa nhà giam bỗng nhiên được mở tung và anh ta quay vào. Lần này có một số đông những người bảo vệ mang theo vũ khí đi theo. Trong khi vài người bảo vệ luôn quay nòng súng chĩa vào các tù nhân thì những người khác túm lấy Đặng Đình Thuỵ và kéo anh ta vào phòng giam kỷ luật, rồi cùm lại.

"Không ăn! Tuyệt thực! Yêu cầu anh em tuyệt thực! Tuyệt thực!". Tiếng của Nguyễn Văn Tân rất rõ khi anh thét lên những lời mà mọi người muốn nói ra, nhưng chỉ có Tân mới có can đảm nói: "Chúng ta không ăn! Tuyệt thực! Yêu cầu tất cả anh em tuyệt thực! Tuyệt thực!".

Là một lính biệt kích ở toán ROMEO ít nói và hầu như không quấy rầy ai. Tân bắt đầu hô, ngay lập tức những người khác cũng hô theo cho đến khi trở thành tiếng la hét om sòm.

"Tuyệt thực! Tuyệt thực! Tuyệt thực!"

Tiếng hô cứ tiếp tục, tiếp tục khi những người này trèo qua các bức tường từ từ để quay về khu trại giam của họ.

Cuộc tuyệt thực bắt đầu vào ngày hôm sau, ngày 4/6/1973. Người ta đã báo cho các cán bộ của Bộ Công an biết về việc này. Theo ý kiến của họ, thì những người tù này phải câu kết với những người ở bên ngoài vì các cuộc tuyệt thực đã nổ ra ở cả ba trại giam khổ sai biệt kích. Điều đó có nghĩa là những người tù ở một trại giam đang liên lạc với những người ở trại giam khác. Âm mưu thông đồng với nhau như vậy có thể làm cho Bộ máy An ninh Quốc gia bối rối.

Trại Phố Lu đã tiến hành các biện pháp cảnh giác cao về An ninh. Tất cả những người bảo vệ đang có mặt xô vào khu K1 và triển khai dọc theo các bức tường ở bên ngoài, ngay bên trong trại giam và bên ngoài khu giam biệt lập. Súng máy được bố trí ở các bức tường bên ngoài và bên trong trại giam. Cuộc tuyệt thực này làm cho các cán bộ trong trại giam lo sợ vì thiếu tá Toán, người chỉ huy trại giam đi vắng. Trung uý Nguyễn Văn Tuấn, chỉ huy phó phải đối phó với sự nhiễu loạn trong trại giam chính, nhưng anh ta thiếu kinh nghiệm trong cách xử lý việc này.

Sự thiếu kinh nghiệm và tính không quả quyết của anh thể hiện rõ khi anh đi vào các nhà giam ở khu F2.

Mặc dù Tuấn cố nói lên thật to, rõ ràng là để che giấu nỗi lo sợ của mình. Anh không sợ những lính biệt kích, nhưng anh sợ rằng nếu xử lý tình huống này không đúng sẽ ảnh hưởng đến công việc của anh.

Nỗi lo sợ này bộc lộ ra khi anh làm ra vẻ can đảm nói: “các anh phải thấy rằng thực tế chúng tôi đã khống chế được tất cả các anh. Ở đây các anh hoàn toàn nằm trong tay chúng tôi, nếu chúng tôi bóp lại thì các anh sẽ chết, nếu chúng tôi nới lỏng ra thì các anh mới có thể thở được. Ai nghĩ rằng việc này là đúng thì hãy đứng ra phía trước và tiếp tục tuyệt thực. Chúng tôi sẽ tống khứ tất cả các anh".

Trung uý Tuấn đứng đó, tư thế đĩnh đạc, chờ họ trả lời.

Ba lính biệt kích đứng lên trả lời.

Lâu Chi Chân, một người nhái to, dày dạn của toán CANCER bị bắt ở Vịnh Bắc Bộ năm 1966, là một trong ba người đó. Anh ta bước lên phía trước, mở phanh ngực áo và hét to vào Tuấn:"Anh nghĩ là anh tốt lắm à, có giỏi cứ bắn đi! Bắn! Hãy bắn vào ta đây, những tên cộng sản khát máu dã man. Hãy bắn tao đi!".

Tuấn đứng đó sững sờ, mất niềm tin trước khi quay đi và bước ra khỏi phòng giam. Những người bảo vệ đóng cửa và khoá lại. Tuấn mới chỉ được rèn luyện và có kinh nghiệm trước những người tù luôn phục tùng mệnh lệnh, với những người tù luôn tuân theo mệnh lệnh của cán bộ. Còn loại cứng đầu tỏ ra đầy thách thức kiểu này là hoàn toàn mới đối với anh. Tuấn đã mắc phải bệnh quan liêu cố hữu, chẳng làm được điều gì tốt hơn là những việc làm sau.

Thiếu tá Toán trở về trại Phố Lu ngay khi anh nhận được tin về cuộc tuyệt thực này. Ông đi thẳng vào các nhà giam F2 cùng với người cán bộ chủ chốt của mình. Sau khi nhìn chằm chặp vào những tù nhân một lúc, Toán nói hoàn toàn bình tĩnh: “Các anh thật là điên rồ, các anh có biết không, thật là điên rồ. Vì sao các anh lại tuyệt thực? Hãy nhìn lại tất cả các anh! Các anh đều đã quá mệt mỏi! Các anh sắp chết, và ai sẽ là người thua? Chính các anh là những người sẽ phải chịu thua! Thôi hãy ăn đi. Tiếp tục ăn đi, để có sức khoẻ tốt, rồi một ngày nào đó ai mà biết được có thể Đảng và Nhà nước sẽ khoan hồng và cho các anh được về nhà, các anh chắc chắn sẽ được hồi hương."

Thế đấy! Lần đầu tiên ông ta đã thực sự nói ra cái từ trao trả! Suốt hai năm 1972-1973 ông ta đã lảng tránh từ đó. Bây giờ sau một thời gian dài, ông ta đã dùng đến nó, nhưng từ này không có ý nghĩa nữa, vì đã quá muộn.

Thiếu tá Toán đứng đó, ông mỉm cười, ông gần như cười ra tiếng khi giọng nói của ông trở nên dễ cảm thụ: "Tất cả các anh thật điên rồ. Tôi được biết tất cả các anh muốn cho Thụy được phóng thích. Tôi cũng biết rằng các anh muốn các điều khoản của Hiệp định Paris được thực hiện để tất cả các anh đều được trao trả. Nếu các anh muốn Thuỵ được trở lại, đó là việc tôi có thể giải quyết ngay ở đây. Nếu các anh muốn tôi có thể thả cho Thụy quay lại đây với các anh ngay chiều hôm nay. Còn về Hiệp định Paris thì đó là điều rõ ràng nằm ngoài thẩm quyền giải quyết của tôi. Vậy đấy. Tôi không có thẩm quyền ở bất kỳ lĩnh vực nào khác. Khi Nhà nước chỉ thị cho tôi phải thực hiện việc gì, tôi sẽ thực hiện việc đó. Khi Nhà nước chỉ thị cho tôi phải tiêu diệt cái gì thì tôi sẽ tiêu diệt cái đó. Đó là những điều mà Nhà nước và Chính phủ có thẩm quyền hướng dẫn và yêu cầu tôi thực hiện.”

"Còn về Thuỵ, tôi sẽ cho anh ta trở về đây với các anh ngay trong chiều nay, nhưng tôi yêu cầu tất cả các anh tiếp tục ăn uống bình thường sao cho các anh giữ được sức khoẻ để chuẩn bị cho ngày mà Đảng và Nhà nước sẽ bố trí cho anh được về đoàn tụ với gia đình. Nếu tôi cho Thuỵ trở lại thì liệu các anh có tiếp tục ăn uống bình thường không?”

Ngồi yên lặng, những người biệt kích suy ngẫm về đề nghị của ông Toán, cuối cùng họ đồng ý tiếp tục ăn nếu Thuỵ được thả. Không khí đối địch đã tan biến.

Đó là một thắng lợi nhỏ. Một số biệt kích nghĩ rằng đó là một bước ngoặt quan trọng đầu tiên có thể dẫn đến những việc khác sau này. Cuộc tuyệt thực này đã kết thúc và những người lính biệt kích bắt đầu lui về các nhà giam của họ. Trong mấy ngày sau đó, cán bộ trại giam bắt đầu gọi một số người đến báo cáo với sỹ quan trực ban họ biết những gì đã xảy ra. Những người tù này có thể báo cáo với cán bộ của trại về những tên đầu sỏ, những thông tin cần thiết giúp cho cán bộ này có thể xác định được sự trừng phạt thích hợp. Các kế hoạch của họ trở nên không có hiệu quả, do một mảnh giấy được cuộn lại và bắn bằng giây cao su vào các phòng giam F2. Mảnh giấy này có một dòng tin ngắn: "Họ đã tổ chức một đơn vị tự nguyện để tấn công lại tất cả các anh. Không được rời khỏi phòng giam của các anh".

Đó là cách mà những người tù đã liên lạc với nhau có hiệu quả trong hàng chục năm. Đoạn tin này được bắn từ khu này sang khu kia, đó là phương tiện liên lạc có hiệu quả cao chưa bao giờ ngừng. Trong tháng 6, toàn bộ phân đội biệt kích ở các nhà giam Fl và F2 được lệnh chuẩn bị chuyển tới các địa điểm mới. Trong danh sách đã chuẩn bị có 50 tên. Những người tù này đã được tập hợp tại cổng trước sẵn sàng để được chở đi. Họ thấy vài chiếc xe tải và nhiều người trong lực lượng bảo vệ bên ngoài đang chờ ở cổng. Mọi việc có vẻ bình thường, chỉ là việc chuyển sang nơi khác.

Khi những người tù chuẩn bị ra khỏi khu K1, một cán bộ đi tới và chỉ định một số người trong bọn họ xếp thành một hàng và những người khác xếp vào hàng thứ hai. Rồi cán bộ này chỉ vào một hàng có 21 tù nhân và nói rằng họ phải chuyển đến Quyết Tiến. Rõ ràng là danh sách 50 người này đã là một âm mưu có tính toán. Nó gồm có những phần tử chống đối trung kiên, cũng như một số người tù được coi là những người đưa tin. Trong lúc lộn xộn, 21 người đã được chọn bị đẩy lên một xe tải và chiếc xe này rời đi. Chiếc xe thứ hai chở những người hộ tống có vũ trang thông thường đi sau chiếc xe kia.

Việc lựa chọn cẩn thận và chuyển ngay 21 tù nhân này có nghĩa là các cán bộ trại giam đã có thể phối hợp nhanh chóng với Bộ Công an ở Hà Nội.

Rõ ràng việc chuyển này là quyết định của Bộ mà chỉ huy trại giam không thể quyết định được. Các chỉ huy trại giam chỉ có quyền kiến nghị một số hành động như việc di chuyển hoặc thả tù, những gì thuộc thẩm quyền của họ.

Hai chiếc xe tải này dừng lại cách nhà giam Phố Lu gần 20 km. Một cán bộ của ban giáo dục được chỉ định đi theo các tù nhân đứng dậy đọc lệnh của Bộ Công an. Nội dung của lệnh xác định rằng việc chuyển này là một quyết định của Bộ và chỉ thị không được đọc lại ở trại giam. Lệnh đã rõ ràng, chính xác và báo hiệu những việc sẽ xẩy ra:

- Phụ cấp hàng tháng của các anh được quy định trong hiệp định Paris sẽ bị đình chỉ ngay. Không ai trong các anh kể từ ngày hôm nay sẽ được đặt ra ngoài bất kỳ điều khoản nào của hiệp định này. Từ nay trở đi phụ cấp của các anh sẽ bị giảm xuống mức 12 đồng một tháng và các anh sẽ phải tiếp tục cải huấn.

Anh ta bước xuống và đoàn hộ tống lại tiếp tục đi, khi các xe tải này rú ga chạy về phía Quyết Tiến thì những tù nhân còn lại ở Phố Lu trở nên lo sợ. Phần lớn họ tin rằng việc di chuyển này là phân đội đầu tiên của nhiều phân đội sẽ được chuyển tới địa điểm khác để hành hình. Những người biệt kích còn lại tụ tập ở các phòng giam F3. Họ tuyên bố rằng họ quyết định ở lại với nhau và từ chối trở về các nhà giam.

THINHRAZOR21428
23-02-2009, 16:03
Những người biệt kích này biết rằng lực lượng bảo vệ của trại giam vẫn còn đang triển khai với các súng máy trên các tháp canh. Nhưng các tù nhân không thể thấy được toàn bộ lực lượng bảo vệ vào trại giam với các vũ khí tự động và sẵn sàng thực hiện giai đoạn tiếp theo của việc trừng phạt gay gắt những người tuyệt thực. Ngoài lực lượng Công an vũ trang một trung đội đặc biệt đã được Hà Nội phái đến với nhiệm vụ cụ thể là nhanh chóng đàn áp cuộc tuyệt thực một cách có hiệu quả.

Thiếu tá Toán ra lệnh cho những người bảo vệ đứng một bên canh giữ một cách tuyệt đối an toàn và trực tiếp: "Đàn áp cuộc nhiễu loạn!".

**********

Võ Đại Nhân, phó Cục trưởng cục Lao Cải (Ban chỉ huy lao động và cải huấn), nói chung đã thoả mãn với việc cải huấn lính biệt kích ở nhà giam Tân Lập vào mùa thu năm 1972.

Mọi việc đều được tiến hành trôi chảy cho đến khi ngừng bắn. Theo các điều khoản liên quan đến tình hình của những tù nhân được hồi hương. Các cán bộ của trại giam coi đó là thời điểm thích hợp để phân phát các tài liệu tuyên truyền cho các tù nhân.

Một lính biệt kích kêu lên: "Không! Chúng tôi sẽ không đọc bản tuyên truyền này! Đây là một sự vi phạm nghiêm trọng các điều khoản của Hiệp định. Ngăn cấm việc sử dụng tài liệu tuyên truyền làm công cụ để gây ảnh hưởng đến các quan điểm của tù nhân".

Cán bộ của Nhân nhanh chóng rút lại tài liệu này.

Những người lính biệt kích đã theo dõi việc thực hiện Hiệp định, đặc biệt là phần nói về việc trao trả tù nhân. Những tin tức này cho thấy rằng các tù nhân thực ra phải được phóng thích, trước hết là những người Mỹ và sau đó là các báo cáo về cuộc đàm phán trao đổi tù nhân qua sông Thạch Hãn. Bây giờ những người lính biệt kích ở Tân Lập nêu lên vấn đề hồi hương của họ với các cán bộ của đại tá Nhân. Câu trả lời của Nhân đối với các câu hỏi của họ là sẽ để cho họ họp với nhau trong một phiên họp chính thức. Theo ông ta thì đây là thời gian thử thách cuối cùng.

"Không ai trong các anh được coi là tù binh chiến tranh theo quy định của Hiệp định". Ông ta bắt đầu: "Tất cả các anh là gián điệp. Các anh không phải là tù binh chiến tranh. Định nghĩa về tù binh chiến tranh nói chung không đề cập đến các gián điệp biệt kích như các anh. Nếu bất kỳ ai trong các anh được trao trả, thì các anh chỉ được trao trả cho người Mỹ vì chính quyền miền Nam không thừa nhận rằng các anh là người của họ".

Vài ngày sau, lời tuyên bố này được tiếp theo bằng những lời tuyên bố khác của ông Nhân nói rằng người đại diện của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, ông Lê Đức Thọ, đang đàm phán với người đại diện của Mỹ, tiến sĩ Henry Kissinger. Ông Nhân nói rằng các cuộc đàm phán này bao gồm vài chủ đề, trong đó có việc trao trả các lính biệt kích cho người Mỹ, cũng như số tiền mà Việt Nam Dân chủ Cộng hoà yêu cầu Mỹ bồi thường chiến tranh. Từ những nhận xét này, rõ ràng là việc hồi hương của các tù nhân biệt kích có liên quan với việc bồi thường chiến tranh mà Bắc Việt Nam cố sử dụng những tù nhân này làm đòn bẩy để nhận được tiền của Hoa Kỳ.

Những người lính biệt kích lấy làm sửng sốt. Họ không có cách nào để biết rằng điều này là thật hay giả, và lăng mạ rằng Bắc Việt Nam vi phạm các điều khoản của Hiệp định, đã dùng họ như là "Vật để mặc cả” để moi tiền của Washington. Một số lính biệt kích coi những nhận xét của ông Nhân chỉ hơn lời tuyên truyền một chút để làm cho họ tức giận người Mỹ, nếu họ không được trao trả. Sau đó trong trại giam có tin đồn rằng các cuộc đàm phán giữa ông Thọ và Kissinger đã kết thúc.

Một buổi sáng có một đoàn của Bộ đột xuất về thăm khu giam giữ biệt kích. Cán bộ chỉ huy nhà giam, đại uý Nguyễn Văn Thuỵ cùng đi với đoàn.

Khi Thuỵ vào các phòng giam, anh ta ra lệnh cho một biệt kích đến gặp Thực, một cán bộ của Bộ. Thực đọc cho người tù này nghe lệnh của Bộ Công an.

Đây là quyết định của Bộ về việc anh đã chống lại Nhà nước. Anh đã tham gia vào các hoạt động tuyên truyền, nói xấu Nhà nước, đã chống lại Nhà nước và đã lôi kéo những người khác cùng thực hiện. Uỷ ban điều tra về những tội ác này yêu cầu anh phải chuyển đi nơi khác.

Tù nhân này nhìn chăm chăm vào Thực và sau đó cầm bản sao Hiệp định, chỉ vào điều khoản cấm chuyển tù nhân. Rõ ràng là điều khoản này giải thích rằng việc chuyển tù nhân có thể dẫn đến việc những người tù "khó hiểu” sẽ bị lực lượng giam giữ hành hình. Thực ra Hiệp định không viết theo cách này, nhưng rõ ràng đã ngụ ý cấm việc di chuyển các tù nhân. Người lính biệt kích này từ chối chấp nhận lệnh chuyển đi của Bộ.

Sau khi tù nhân này rời đi để gặp Thực, những lính biệt kích khác đã vội vã chuyển tin nhanh bằng "mã hiệu gõ" về việc một lính biệt kích đã có lệnh bị triệu ra ngoài. Họ quyết định tổ chức tuyệt thực để biểu lộ hành động phản đối nếu xảy ra điều gì không thuận lợi.

Quay trở về phòng giam của mình, tù nhân này đã cho các người tù cùng phòng biết rằng anh ta sắp bị chuyển đi "khử". Phản ứng của các người khác là phát động ngay cuộc tuyệt thực. Rõ ràng là người tù này quay về phòng giam của mình và những người khác đã tham gia vào bước đầu của cuộc rối loạn, một cán bộ nói rằng họ có thể ra ngoài trong một giờ để tù nhân này thu thập các tư trang của mình. Đó là bước đầu trong cố gắng của họ để làm cho tình hình này bớt căng thẳng. Một giờ sau khi cán bộ này từ chối đi vào phòng giam và tuyên bố rằng họ đang tuyệt thực để chống lại chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hoà không nghiêm chỉnh thực hiện các khoản của Hiệp định Giơnevơ và việc trao trả họ.

Thục lệnh cho những người bảo vệ nhà giam khoá các cửa phòng giam, rút ra từ khu giam biệt lập và khoá lối vào đằng sau họ.

Cuộc tuyệt thực kéo dài trong 4 ngày. Cứ mỗi giờ cán bộ lại quay lại các phòng giam và kêu gọi những người tuyệt thực đầu hàng. Những tù nhân này tiếp tục từ chối cho đến khi các yêu cầu của họ được đáp ứng. Tình hình đã trở nên bế tắc.

Vào ngày thứ tư, đại tá Nhân từ Hà Nội trở về và đến thẳng khu giam biệt lập. Ông đi vào một phòng có 9 biệt kích, kể cả một người đã là đối tượng của lệnh chuyển đi đầu tiên. Tù nhân này được lệnh đi ra, nhưng anh ta từ chối, trừ khi lệnh này được hủy chính thức.

Với cấp bậc và chức vụ của mình, Nhân không đem lại kết quả trong thương lượng với các tù nhân. Ông đi ra, và vẫy tay ra lệnh cho các lực lượng An ninh vào khu trại giam. Họ kéo tất cả những lính biệt kích này ra sân ngoài. Kẻ chống đối được đưa vào khu K1 và tiến hành lấy khẩu cung tại chỗ. Theo những người biệt kích thì đó chỉ là sự kết án chứ không phải là xét xử.

Nhân và người cán bộ khác ngồi sau một chiếc bàn. Một cán bộ đọc lời tuyên bố đã được chuẩn bị, kể ra các tội lỗi của tù nhân này. Đó là một bản liệt kê dài. Anh ta bị kết tội là chống lại việc cải huấn, thoá mạ chế độ, tổ chức một bộ phận của những người tù khác tiến hành chống đối xúi bẩy tuyệt thực. Người ta đã đọc bản án đầu tiên của anh ta, cũng như bản liệt kê các vi phạm vào điều lệ trại giam từ ngày bị bắt, bao gồm 55 trường hợp anh ta đã bị kỷ luật về các vi phạm khác nhau. Quyết định của Toà án đối với tội xúi bẩy tuyệt thực là án tử hình. Tù nhân này bị giam biệt lập và bị cùm cả 2 chân. Ngày hôm sau anh ta được gọi ra để gặp Nhân, anh ta coi đó là bước đầu tiên trong quá trình hành hình. Võ Đại Nhân đặt ngay câu hỏi.

"Có thấy khẩu súng này không?”, ông ta nói: "Đây là súng của Việt cộng, nó không phải là súng để bắn chim. Nó là súng để bắn những tên phản động và những tên giống như anh. Các hành động của anh ở đây đã được đài BBC lợi dụng. Đài này đã phát đi trên toàn thế giới về cuộc tuyệt thực ở đây. Thế giới đã sử dụng cuộc tuyệt thực của các anh thành một công cụ để tấn công chế độ của chúng tôi và chỉ trích hệ thống và Nhà nước của chúng tôi".

Mai Đại Học tỏ ra hãnh diện. Anh ta cười mỉm nhìn đại tá Nhân.

Nhân thét lên "Anh cười cái gì?".

"Điều mà ông vừa nói với tôi có nghĩa là việc làm của chúng tôi thật bõ công". Học cười lớn.

Nhân bắt đầu la hét. Rõ ràng là không kiềm chế được mình, ông ta đá chiếc ghế và đập bàn. Ông gọi những người bảo vệ đem tù nhân này về phòng giam kỷ luật và cùm cả hai chân. Kể cả sau khi Học được đưa đi, Nhân vẫn còn tiếp tục nói lung tung, hất đổ bàn ghế trút tức giận của mình vào bất cứ vật nào ở chung quanh.

Vài ngày sau bổ sung thêm các lính biệt kích khác. Lần này ở khu K2 cũng bị chuyển đến các phòng giam kỷ luật.

Vào ngày bị cùm thứ tư của Học. Nhân gọi anh ta đến gặp một lần khác.

“Anh đã bị kết án tử hình nhưng tôi vẫn chưa ra lệnh thi hành". Nhân nói: "Đừng có tưởng rằng chúng tôi sẽ để cho anh sống. Một lý do duy nhất mà chúng tôi chưa bắn anh là vì tên của anh đã xuất hiện trong danh sách những tù nhân sẽ được trao trả cho Mỹ. Tên của anh có thể ở trong danh sách đó, nhưng chắc chắn là chúng tôi sẽ bắn anh trước khi có người nào đó được trao đổi để chuyển lời cảnh cáo cho những người khác".

Hai tháng sau một nhóm có hơn 20 kẻ phá rối đã được chuyển từ trại Tân Lập đến trại giam Quyết Tiến.

Đối với Bộ Công an thì các cuộc tuyệt thực ở Tân Lập và Phố Lu không phải là vấn đề nghiêm trọng. Họ đã có sẵn các kế hoạch phòng ngừa để đối phó với tuyệt thực. Tại một khu vực đang chú ý, căn cứ vào những câu hỏi lặp đi lặp lại của cán bộ trại giam trước những tù nhân sau sự kiện này, cho thấy rằng các cuộc tuyệt thực đã xẩy ra cùng một lúc ở các trại giam biệt lập Theo ý kiến của các chuyên viên An ninh Quốc gia thì việc này liên quan đến một loại kênh truyền thông bí mật đã làm cho các tù nhân ở một trại giam này có thể phối hợp với các tù nhân ở trại giam khác.

Những tù nhân này chỉ dựa lưng vào nhau và mỉm cười với nhau mỗi khi nghe thấy cán bộ trại giam thể hiện sự quan tâm đến vấn đề này. Bộ Công an đã không bao giờ có thể phát hiện ra điều bí mật đó.

------------------o0o--------------------
(Hết mục 20).

No comments:

Post a Comment