Friday, March 22, 2013

17. NHỮNG KẺ PHẢN BỘI Ở PHONG QUANG.


Người giảng viên bước vào lớp học. Chắc chắn đó là một buổi chiều nữa trôi đi chậm chạp đối với các hạ sỹ quan-sinh viên của lớp học của trường C500 thuộc Bộ Công An. Lúc ấy là cuối tháng 4. Đêm trước trời rất lạnh. Trường này là điểm khởi đầu của các sỹ quan An ninh và tình báo trẻ chuyên nghiệp trong hệ thống An ninh Quốc gia của Bắc Việt. Chiều hôm đó hàng chục sinh viên được nghe chuyên đề nghiên cứu về xâm nhập và cách nhận ra chúng. Giảng viên nhìn vào các sinh viên trẻ ngồi trước mặt mình và bắt đầu một cách chậm rãi:

“Xâm nhập là một loại gián điệp mà các bạn sẽ phải đối phó”, ông mở đầu dõng dạc: "Tôi sẽ trình bày những điểm chính của cuộc điều tra liên quan đến một biệt kích đã bị bắt năm 1962 ở biên giới giáp Trung Quốc, đó là một vụ kinh điển vì nó làm nổi bật những sự việc điển hình về một điệp viên với những nét đặc trưng, các bạn cần phải nắm vững nếu các bạn muốn thực hiện tốt các nhiệm vụ của một cán bộ An ninh Quốc gia chuyên nghiệp".

Lớp học im phăng phắc, mọi con mắt đều đổ dồn vào giảng viên khi anh ta trình bày về một điệp viên của miền Nam được đánh ra miền Bắc bằng thuyền như thế nào dưới sự chỉ đạo của cơ quan tình báo Mỹ và bọn tay sai bù nhìn của chúng. Điệp viên này tên là Hồng, đã đổ bộ an toàn và về nhà y ở thành phố cảng Hải Phòng trót lọt. Ở đó y liên lạc với người anh ruột là một trung uý của Bộ Công An. Là một cán bộ An ninh tốt, trung uý đã báo cáo với cấp trên về sự trở về của người em và thế là một kế hoạch được mở ra để bắt tên xâm nhập này.

Thầy giáo nói tiếp với giọng đều đều về các chi tiết của phương pháp được các chiến sĩ An ninh Quốc gia sử dụng để tiến hành công tác phản gián nhằm bắt và vô hiệu hoá một điệp viên thù địch cùng tất cả những người mà điệp viên này liên lạc.

Thày giáo tóm tắt: "Vậy nên các bạn có thể thấy rằng điệp viên này đã bị thất bại vì y không hiểu các tập quán của địa phương. Nếu y là một điệp viên từng trải, là sỹ quan theo như lời của hắn thì không đưa ra các loại câu hỏi ngờ nghệch như y đã đặt ra ở biên giới Trung Quốc. Đó là một vụ kinh điển, cho thấy rõ vì sao các bạn phải nhạy bén với các loại câu hỏi do người nào đó đặt ra. Các bạn phải nghe xem người ta đang nói gì, muốn biết gì.”

Trường C500, gần thị xã Hà Tây, ở phía Tây Hà Nội, ở rất xa huyện Phong Quang, tỉnh Lào Cai, phần cực Bắc của Việt Nam.

Mùa đông đó đã kéo dài trên biên giới Trung Quốc. Mùa xuân đến vẫn còn lạnh, đêm trước hầu như lạnh buốt và dường như mùa đông chưa muốn kết thúc. Trại giam Phong Quang cách thị xã Lào Cai 17km về phía Đông Nam theo đường chim bay, thấp và biệt lập cách xa mọi trận ném bom của Mỹ. Nó được phân biệt với các trại giam lao dịch cấp Trung ương khác. Biển hiệu treo trên lối vào khu A, trại chính kề bên trụ sở của nhà giam, chỉ ghi đơn giản "Trại Phong Quang". Một ít người đã được nghe về trại giam này vì nó nằm ở cuối con đường quanh co bụi bặm dài khoảng 10km.

Những bức tường chung quanh trại giam xây bằng đá và xi măng không thể tạo ra cảm giác ấm cúng-toàn một màu xám xịt và sự cách ly điển hình của thế giới trại giam. Một đặc điểm nổi bật của sự cách ly này là một khu vực có xây tường đặc biệt bao quanh 2 nhà giam không có tên, nằm khuất ở một góc xa của trại giam. Bất cứ ái nhìn thấy cũng không có gì đáng chú ý, đó chỉ là 2 nhà giam làm bằng gỗ lợp ngói, ở mỗi phía có 5, 6 cánh cửa chớp luôn khép kín. Nó là khu trại giam đặc biệt. Một người nấu ăn bắt đầu phao tin rằng có những người Mỹ đang ở đó, vì anh ta đã nghe các tù nhân nói rằng những người ở trong đó là các biệt kích Mỹ .

Khư vực giam đặc biệt này thỉnh thoảng đã giam các biệt kích, và những người mới đến trại Phong Quang nhanh chóng nắm được tôn ti trật tự ở đây. Lượng khẩu phần thức ăn được cấp hàng tháng phân biệt rõ người này với người kia. Những người ở trong phòng 1 được cấp các bát thức ăn nhiều hơn những người ở các phòng khác. Lời nói này do những người ở phòng 1 đưa ra. Họ được cấp với mức 18 đồng một tháng, không phải là 12 đồng như mọi người khác. Họ là những người đặc biệt, và họ được tin cẩn. Ngoài những khẩu phần ăn thêm, họ còn được cấp các đồ vật khác. Mỗi người đều có chăn. Họ không phải ngủ với 2 bộ đồng phục nhà tù chỉ cốt giữ cho khỏi bị chết cóng. Những biệt kích này vừa được chuyển từ trại giam Thanh Trì lên đã biết ngay trung sỹ Bội là người khoá cửa các nhà giam, để quản trị viên tên là Thụy có thể chuyển thức ăn cho những người tù ở phòng 2. Bội là một trung sỹ kỳ cựu hiểu được cách thực hiện các nhiệm vụ của mình. Sau hết anh được Công an tin cậy, đã thề bảo vệ Đảng và Nhà nước cũng rất cừ khôi trong việc thực hiện công việc của mình.

Trung sỹ Bội cũng như nhiều người Việt Nam không tham gia vào một âm mưu nào và anh thường nghĩ ra các biện pháp để chống lại việc gây bè phái chống lại nhau giữa các cá nhân và các nhóm. Những người tù tốt nhất cho mục đích này là những người tù hình sự. Họ sẽ làm mọi việc mà họ được chỉ bảo. Một phần công việc của anh ta là xác định những nỗi lo sợ lớn nhất của mỗi tù nhân. Họ sợ sệt là cán bộ sẽ khai thác điều gì đó. Mỗi người đều lo sợ hoặc cố giấu một điều gì đó. Một số tù nhân sợ ốm đau; những người khác lại sợ cái chết. Cả hai loại người này đều sẵn sàng chấp nhận quá trình cải huấn. Trung sĩ thực hiện đúng lịch hàng ngày. Anh ta không bao giờ thay đổi ngay cả vài phút khi anh ta đi qua dốc để chuyển thức ăn. Điều đó thể hiện một phần của sự thấm nhuần, thể hiện trong công việc hàng ngày mà mọi người có thể làm theo để đảm bảo rằng những người tù này có phản ứng rất nhạy trước những sự việc đơn giản như tiếng động khi mở khoá. Việc này giống hệt như cách huấn luyện độ thính, nhạy cho một con chó.

Thụy thật có ích như một phương tiện để kiểm tra những người khác. Ở độ tuổi 29, và nguyên là hạ sỹ trong Quân đội nhân dân Việt Nam, anh ta đã được chọn làm một quản trị viên sau án tù 3 năm vì tội móc túi. Thuỵ sẽ được thả ra trong vài năm nữa, nhưng anh thấy cần tỏ cho cán bộ biết rằng anh ta đang muốn góp phần của mình để phục vụ đất nước bằng việc giúp kiểm tra các biệt kích gián điệp Mỹ ở đây.

Thụy cẩn thận mở cửa, bước vào trong và đặt xuống một nồi cơm ngô còn nóng xuống ổ rơm có vài biệt kích đang nằm yên lặng. Người tù ở gần cửa nhất nhúc nhích và nhìn anh ta khi Thuỵ từ từ nhìn quanh căn phòng trước khi rời đi. Những người tù khác từ từ ngồi dậy, hy vọng nhận được bữa cơm khác có cơm ngô nguội, không có rau. Đến nay, điều này đã tiếp tục xảy ra hơn một tuần. Một số người nói rằng người cán bộ nhà giam này đang thực hiện mục đích riêng của mình, họ đã thay đổi thức ăn để làm giảm sức khoẻ và tinh thần của các biệt kích. Một số người khác nói rằng những người bảo vệ đã phải giải quyết với các tội phạm nấu ăn; những người nấu ăn này có thể ăn mọi thứ họ muốn, chỉ cần họ cung cấp một phần lớn gạo của những tù nhân cho những người bảo vệ. Một tù nhân khác nói rằng những người bảo vệ chỉ cần ăn cắp gạo rồi bán đi một phần, phần còn lại họ mang về cho gia đình. Một người bảo vệ nghe thấy nói rằng những tù nhân này cảm thấy thoả mãn khi họ có thể đứng ngoài cuộc chiến tranh Giải phóng trong một trại giam thật dễ chịu, không còn sợ bị giết nữa Những người tù cho rằng họ cần nhiều thức ăn hơn là lượng thức ăn họ đang được cung cấp. Làm sao những người tù lại có thể sống và lao động cực nhọc khi chỉ được ăn có 3 lạng gạo một ngày.

Trung sỹ Bội tiến lại bên ngoài các nhà giam. Anh kéo chốt sắt gài cửa và khoá lại. Những người trong phòng 2 tiến dần đến chỗ ngồi và chờ đợi, họ chuyển nồi cơm và những chiếc bát từ người này đến người kia. Mỗi người múc một thìa cơm rồi chuyển cho người bên cạnh; những người ở tầng dưới chuyển tiếp chiếc nồi cho những người ở tầng trên cứ như vậy chiếc nồi đi quanh phòng cho đến lúc hết nhẵn, chỉ có một âm thanh duy nhất là tiếng nhai nhóp nhép, vì những người tù này cố thu nhận một lượng dinh dưỡng nho nhỏ được tiết ra từ bữa ăn.

Vào khoảng 11 giờ, Trung sỹ Thông và Thụy đi thu nồi và bát. Vài tù nhân gây náo động. Một người đứng dậy và đi đến chỗ đặt ống nứa dùng để đi đái. Mùi hôi thối của nước giải cũng không đến nỗi tồi như mùi của chiếc hộp gỗ nhỏ dùng để đi đại tiện. Mùi hôi thối này không còn là vấn đề nữa đó chỉ là một bộ phận khác của đời sống trong trại giam.

Cánh cửa mở ra. Một người mới đến, một tù nhân ở buồng 1 từ từ đi vào. Điều rõ ràng mà “tên con hoang" này muốn là dò la tin tức để làm vui lòng Bội. Bội chịu trách nhiệm về toàn bộ công việc lao động của tù nhân, và có người đồn rằng anh ta và Thông đã được lệnh của trung uý Trúc bắt các lính biệt kích phải làm việc nặng nhọc hơn.

Trúc là sỹ quan chịu trách nhiệm chỉ huy nhà giam biệt kích. Điều quan tâm chủ yếu của anh là lập lý lịch cá nhân của mỗi tù nhân sau khi nhận được các báo cáo hàng ngày của 2 trung sỹ. Trúc quyết định ai sẽ được lọc ra để đối xử đặc biệt. Trúc cố tìm ra ai là người tiến bộ. Điều này phải cân nhắc kỹ lưỡng.

Có lời đồn rằng các tù nhân ở phòng 1 là những kẻ phản bội. Giả sử họ là những điệp báo viên của các nhóm đầu tiên đã đánh điện cho các lực lượng An ninh Cộng sản và chuyển cho chỉ huy biệt kích ở miền Nam rằng mọi điều đều tốt đẹp rằng toán của họ đã tuyển thêm nhân viên, đào tạo người mới... có điều gì đó rất lạ. Các toán này đã nói gì với Sài Gòn? Thật là khó mà tin được rằng một sự lừa bịp như thế lại có thể trót lọt trong nhiều năm như vậy. Lẽ ra phải đánh giá cẩn thận từng trường hợp ở Sài Gòn. Nhờ vào đâu mà Bắc Việt lại tiến hành công việc được lâu như vậy. Nếu người nào đó nghĩ về điều này quá lâu thì có thể làm cho người ta hoá điên lên được.

Dẫu sao những biệt kích này có thể suy ra là: Sài Gòn lẽ ra phải biết rằng tất cả bọn họ đã bị bắt. Sài Gòn sẽ không nên bỏ rơi họ. Nếu họ chết, có nghĩa là cộng sản đã thắng, và không một ai muốn nghĩ như vậy. Họ vẫn thường nghĩ rằng nếu họ thoát được và còn sống thì họ sẽ là những người chiến thắng thật sự, chứ không phải những người bắt họ.

Người tù ở phòng 1 tạm nghỉ, có lẽ để cảm nhận các ý nghĩ của họ, anh ta bước chậm đến giữa phòng cẩn thận nhặt mẩu giấy của ai đó. Anh ta ngồi xuống đầu thấp của tấm phản gỗ dài và nhìn chằm chằm ra cửa.

Người biệt kích cũ này dường như thích một người trong số họ. Anh ta mặc bộ quần áo tù có sọc đã quá cũ, và cũng gầy nhom như họ. Anh ta cao khoảng lm8. Có lẽ anh ta không đến nỗi còm như vậy, mà do anh ta cao nên nhìn có vẻ thế. Một người dân tộc Thái Trắng ở Lai Châu, hơn người ở phòng 2 khoảng 10 tuổi. Có người nói rằng anh ta là điệp báo viên được hai năm đã làm việc ngay từ khi các toán đầu tiên được tung ra miền Bắc.

THINHRAZOR21428
23-02-2009, 16:01
Anh ở đâu? Anh làm việc với toán nào? Anh đã ở đây bao lâu? các câu hỏi này được 5, 6 người bỏi nhanh, nhè nhẹ trong lúc họ đang run sợ bởi trời nóng tới 40 độ C.

Một số đã nhận thức được mình là ai và đại diện cho cái gì. Tuy nhiên những người mới đến vẫn bị sững sờ khi họ biết là đã có những kẻ phản bội ngay từ lần đầu tiên. Một số người không quan tâm gì. Có lẽ họ bị ép buộc phải dùng điện đài của mình. Hơn nữa ai biết được sự thật? Chỉ vì họ nhận được các khẩu phần ăn khá hơn, chỉ vì họ được chọn ra để đối xử đặc biệt, điều đó chẳng có ý nghĩa gì cả. Ôi phải chăng vì cuộc sống? Đó là điểm yếu làm cho Công an túm được gáy. Những tù nhân này tin tưởng rằng một ngày nào đó toàn bộ hệ thống Cộng sản sẽ sụp đổ và quân đội Cộng hoà Việt Nam sẽ đè bẹp những tên con hoang này. Cho đến lúc đó, sự sống sót có ý nghĩa làm cho cuộc sống dễ chịu và chung sống với nhau, đó là cách duy nhất để đố phó với "những kẻ mặc áo ka ki" (tiếng lóng chỉ những người công an). Có thể những tin đồn là thực, và chỉ vì những kẻ phản bội này mà nhiều biệt kích đã bị giết. Nếu những tin đồn đó là đúng thì sao họ lại làm thế?

Những suy nghĩ ấy cứ lặng lẽ xuất hiện trong mỗi người. Nếu nói công khai thì rất nguy hiểm vì không biết ai là người có thể tin tưởng được. Lúc ấy họ cứ để cho điệp báo viên phản bội nói. Đó là lúc cần lắng nghe xem liệu anh ta có còn chút sự thật nào trong những lời đồn đại về những người ở buồng giam số 1 không.

Người tù ở phòng 1 chỉ ngồi đó, nghe các câu hỏi, chú ý xem ai nói gì. Một người có thể trả lời rất nhiều cho một câu hỏi của người nào đó. Họ muốn bày tỏ những gì họ nghĩ, những gì họ quan tâm. Đó là điều trung sỹ Thông muốn biết xem những người tù biệt kích đang nghĩ gì. Từ đó Thông có thể điều chỉnh kế hoạch giảng dạy của mình. Anh và Bồi sẽ xáo trộn việc phân công lao động thay đổi một chút về mức độ quản lý tăng mức sợ hãi, và dần dần làm cho mọi người cộng tác với họ. Đó là điều Thông suy nghĩ khi anh nhấn mạnh phương pháp cơ bản là: "Tư tưởng sẽ dẫn đến hành động". Thông biết rằng bằng cách chuyển hoá tư tưởng những người này sẽ thực hiện bất cứ điều gì cần thiết cho Nhà nước một cách vô ý thức. Những đáp ứng trở nên tự giác. Nhưng trước tiên anh cần biết những tù nhân này đang nghĩ gì?

Người tù lắng nghe không cho Minh là người cung cấp tin tức bí mật, còn tù nhân khác mong được sống sót. Có hại gì đâu đối với một chút ít tin tức? Hơn nữa mọi người khác ở phòng 1 cũng đang làm điều ấy. Điểu đó có hại cho ai? Khán giả của anh trả lời các câu hỏi chậm rãi, lặng lẽ với một vẻ thờ ơ.

Phải, anh ta ở ban chỉ huy kỹ thuật. Anh ta đã được đào tạo từ nhiều năm trước ở trung tâm đào tạo không lực miền Nam ở khu Hoàng Hoa Thám. Phải, anh ta đã nhảy dù xuống phía Tây của miền Bắc Việt Nam, vào khu vực gần Điện Biên Phủ. Anh ta là điệp viên của toán. Anh này đã cùng đến trại giam Phong Quang cùng với các người khác cách đây không lâu. Họ đã bị giam ở đâu? Rất nhiều nơi. Thật khó mà nhớ được. Bây giờ anh ta được chuyển đến phòng 1. Có bao nhiêu nhân viên điện đài cùng bị giam với anh ta?

Khi những người khác chú ý lắng nghe họ thấy rằng anh ta chẳng nói gì cả. Họ nghe những gì anh ta nói, không bình luận, nhưng họ đếm trong đầu những người ở phòng 1, ở đó có nhiều người hơn là người tù đã chỉ ra. Thí dụ có một chỉ huy toán đã được thu dụng. Tên con hoang đó được coi là kẻ xấu nhất. Hắn ta chính là anh chàng đã khoe khoang rằng cán bộ cộng sản đã cởi mở đưa anh ta đến các nhà hàng và các tiệm cà phê trong thành phố Hà Nội và chỉ cho anh ta những điều tuyệt vời. Bao nhiêu người đã chết bởi hắn ta? Quân khốn kiếp, bây giờ thì không còn là vấn đề nữa. Tất cả bọn chúng bây giờ đều có chung một tình thế. Một người tù nói: "Anh biết đấy chúng tôi gửi về một đoạn tin nói rằng chúng tôi đã họp thành một nhóm lớn và chúng tôi cần nhiều thiết bị hơn. Chúng tôi đã chuyển về nhiều bức điện báo cho Sài Gòn rằng chúng tôi đã lập một cơ sở đào tạo lớn ở trong rừng. Sau đó chúng tôi yêu cầu cung cấp quần áo đồng phục. Họ đã cấp quần áo đồng phục! Thật khó mà tin được". Anh ta dừng lại nhìn vào 6 người tù đang chăm chú nghe anh ta nói. Anh ta tiếp tục:"Thật là hão huyền! Quần áo đồng phục! Các anh có thể tin điều đó không? Họ cần gì những quần áo đồng phục đó?".

"Anh bị bắt thế nào?", một giọng hỏi nhỏ từ phía góc xa của tấm phản thấp.

"Một số việc đúng như vậy”, anh ta nói, “cuối cùng chúng tôi yêu cầu giúp đỡ để rút ra, và yêu cầu Sài Gòn cấp cho một máy bay để đưa chúng tôi ra ngoài. Sài Gòn đã đánh điện báo toạ độ mà chúng tôi phải chuyển đến một địa điểm an toàn và chờ máy bay lên thắng sẽ được phái đến để chở chúng tôi đi. Chúng tôi đã chuyển đến địa điểm mới nhưng không có gì xảy ra, không có máy bay lên thẳng. Vì thế chúng tôi lại đánh một bức điện yêu cầu cho chỉ thị. Báo cho Sài Gòn biết chúng tôi đang ở địa điểm mà chúng tôi đã chuyển đến theo lệnh. Sài Gòn trả lời rằng địa điểm của chúng tôi không an toàn phải chuyển đến một địa điểm thứ ba. Vì thế chúng tôi lại phải chuyển đến địa điểm mới. Chưa ai từng biết đến. Sau đó chúng tôi đã mất liên lạc với Sài Gòn và bị bắt.

Lẽ dĩ nhiên không ai tin anh ta. Mấy người nằm im lặng lắng nghe anh ta nói thao thao. Bây giờ mọi người tự hỏi có điều gì khác lạ đã xảy ra. Thật khốn nạn? Mọi việc họ tiến hành trong nhiều năm đã thực sự do Cộng sản điều khiển.

Đó là hầu hết những điều tồi tệ mà đại uý Dung đã kể cho họ nghe trong việc cải huấn của họ. Nếu có ai hỏi họ đang làm gì, anh ta nói rằng họ phải trả lời: "Tôi đi tìm ông Hương". Cuối cùng họ được đưa về Phong Quang cùng với nhau, họ thấy rằng đại uý Dung đã nói với nhiều toán: ROMEO, HECTOR, HADIEY..; để nói lên cùng một điều. Tất cả bọn họ cùng được bảo điều này. Đại uý Dung đã nghĩ về điều gì? Vào lúc đó không ai trong số họ nghĩ được điều nào. Cuối cùng đại uý Dung là sỹ quan đào tạo và dã chiến của họ, người được coi là hiểu biết và lời nói, việc làm đều đúng. Thực vậy, anh ta đã từng phái hết toán này đến toán khác bằng cách đưa cho họ một khẩu lệnh giúp cho người Bắc Việt thường nhận dạng ra họ là các biệt kích ở Long Thành.

Không có gì đáng ngạc nhiên khi những người hỏi cung đã cười phá lên khi các biệt kích này trả lởi câu đó trong lần thẩm vấn đầu tiên. Câu hỏi tiếp sau luôn luôn là: "ông Hương ở cách đây bao xa?". Họ đều trả lời rằng ông ta chỉ cách đấy một hoặc hai kilomet. Và ông Hương làm gì? Ông ta là một tiều phu và ông ta sẽ nói cho họ biết những điều phải làm.

Ngu xuẩn!

Người tù ở phòng một này thật không còn cách gì để biết những người biệt kích đang nghĩ gì nhưng anh ta tiếp tục nói chậm rãi, đôi mắt anh tình cờ nhìn vào từng người một cách thờ ơ. Không ai lắng nghe anh. Mọi người đã quay lưng lại phía anh. Anh ta tiếp tục nói không nhận thấy rằng họ đang phớt lờ anh. Anh ta nói "OK chào các anh". Anh ta đứng dậy và từ từ đi ra cửa để hít thở không khí ấm áp của mùa xuân. Bây giờ anh ta sẽ cho Thông biết tên những người đã nghe, những người đặt câu hỏi, những người dường như tỏ ra tức giận và những người đã không trách mắng anh, điều đó có hại gì? Anh ta chuyển lại cho trung sỹ Bội, đến lượt bảo mọi người đi ra ngoài doanh trại của họ để bắt đầu đan rổ. Cánh cưa của phòng 2 bỗng nhiên mở tung, và Bội bước nhanh vào trước sự im lặng đó. "Mọi việc đều ổn cả. Nhà nước đã đối xử tốt với các anh. Không ai trong các anh bị chết. Giờ là lúc đền đáp lòng tốt của Nhà nước. Hãy tiếp tục đi, các anh, tất cả những người biệt kích gián điệp bù nhìn lười biếng?".

Anh ta đi chậm dọc theo các doanh trại và đá vào các tấm phản gỗ có những con người đang run rẩy. Anh ta dừng lại ở cuối phòng và quay lại để nhìn các biệt kích tự xô đẩy nhau ra đầu các tấm phản và duỗi chân ra. Sau đó anh ta bước chậm về phía cửa và đứng đó với nụ cười trên môi. Người tù ở phòng 1 đã làm tốt công việc của mình. Thông đã nói đi nói lại về yêu cầu có thêm thông tin. Bội biết rằng anh ta làm việc này chỉ cốt làm vui lòng trung uý Trúc, còn trong lòng anh ta thì tức giận. Thông là trung sỹ phụ trách việc giáo dục, không phải là người phụ trách lao động. Việc gì anh ta phải chõ mũi vào lĩnh vực trách nhiệm của Bội? Hơn nữa, kế hoạch triển khai lao động đã được thực hiện đúng, và sản lượng đã tăng lên. Lao động được sử dụng làm phương tiện để gây sức ép với những tù nhân, một phương pháp làm cho họ bận rộn. Việc này sẽ làm giảm khả năng chạy trốn bằng cách làm cho họ bị hao mòn thể lực gần đến mức suy sụp. Người cán bộ này để ý rằng những người tù đang bắt đầu lao động tốt và đáp ứng yêu cầu cải tạo tư tưởng. Đó là một loại sách giáo khoa cổ điển về việc cải huấn được áp dụng vào môi trường đã được khống chế.

Để làm cho họ yếu đi hơn nữa, Trúc bảo những người nấu ăn giảm các khẩu phần của những người tù. Dùng những thứ khác thay thế cho gạo, giữ lại một ít thức ăn của mỗi tù nhân, giảm số lượng rau. Điều đó sẽ làm cho họ đói, giảm khả năng chạy trốn của mỗi người và làm cho các tù nhân dễ bảo hơn. Đó là tất cả những điều làm theo sách vở. Và không có tỏi. Ai cũng biết rằng các tù nhân đều gom tỏi để rải dọc theo đường chạy trốn, một cách đảm bảo để chó không đánh hơi được họ.

Một người khác đã làm cho Bội phải quan tâm, đó là một người chỉ huy toán bị bắt trong tháng 1 năm 1967. Theo hồ sơ của ban giáo dục trại giam, bản lý lịch của anh ta cho thấy rằng việc cải tạo của Ngung không được tiến hành một cách đơn giản. Mọi chỉ huy của toán đều là những trường hợp có khó khăn. Những người ở đó có xu hướng theo gương họ và đến với họ để được khuyên giải. Một chỉ huy toán mạnh là người mà các tù nhân khác thường tập hợp quanh anh ta chẳng hạn như Nguyễn Hữu Duyên, người bị bắt năm 1966. ĐÓ là lúc bắt đầu dùng nhiều cùm hơn, dùng kỷ luật khiển trách ít hơn, tách họ ra khỏi những người chỉ huy của họ và tăng sự nghi ngờ giữa họ với nhau.

--------------------o0o---------------------
(Hết mục 17).

No comments:

Post a Comment