Friday, March 22, 2013

7. “HỌ" MUỐN CÓ KẾT QUẢ NGAY...

Chưa hẳn là đã có sự nhất trí cao giữa Mỹ và đối tác Nam Việt Nam trong việc đánh giá tình hình các đội biệt kích từ miền Bắc quay về. Để kế hoạch 34A còn có được một chút tin cậy nào đó. Các toán biệt kích xâm nhập bằng đường không được đánh giá là "an toàn" không bị “vấy bẩn". "An toàn" là đã tới được miền Bắc còn nguyên vẹn để hoạt động mà không bị bắt và hiện vẫn tiếp tục có báo cáo về Sài Gòn.
Nếu chúng được an toàn thì dự án bán quân sự (gián điệp biệt kích) của CIA và chỗ dựa tinh thần của kế hoạch 34A mới đứng vững. Nó cũng hàm ý là CIA đã chuyển giao cho Lầu Năm góc một lực lượng có khả năng thực hiện kế hoạch 34A do Washington vạch ra.

"Vấy bẩn" nghĩa là toán gián điệp bị bắt và đang phải hoạt động dưới sự chỉ đạo của Bắc Việt. Nếu như vậy thì khả năng thành công của kế hoạch 34A đã bị phá tan. Colby đã khuyến cáo ngay từ trước với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mc Namara rằng dự án không tồn tại được, nhưng chẳng có điều gì cho thấy ông ta có một chút quản ngại rằng CIA đang chuyển giao cho Lầu Năm góc các toán đã bị Bắc Việt bắt và đánh trở lại.

Nếu thật có khả năng là Lầu Năm góc đang thừa hưởng các toán bị "Vấy bẩn", thì người ta đã phải rung chuông cảnh báo.

Những cảnh báo như vậy lẽ ra đã phải có dựa trên kinh nghiệm về những chiến dịch hoạt động lừa bịp của giới lãnh đạo CIA từ hơn một thập kỷ trước đó khi các điệp viên CIA thất bại ở Đông Âu, đặc biệt là ở BaLan. Mặc dù Colby công nhận đã được người phó nhắc lại bài học này trước khi có cuộc họp quyết định tháng 11/1963 tại Hawai, nhưng rõ ràng Colby đã không truyền đạt nổi những bài học đã lĩnh hội được của CIA.

Chiến lược của Washington trong kế hoạch 34A chủ yếu là yêu cầu các toán từ miền Bắc đánh điện về vì tháng 1/1964 vẫn được coi là an toàn. Áp lực đối với các nhà vạch kế hoạch ở Washington cũng không căng như áp lực đối với những kẻ ở chiến trường. Tuy nhiên, chính 6 toán an toàn trở về đã làm Mc Namara có đầy đủ lý do để tin vào ảo tưởng thành công của kế hoạch 34A.

Đầu năm 1964, đại tá Trần Văn Hổ lên chỉ huy đơn vị người Việt phối hợp với bộ phận SOG của đại tá Russell, vẫn lấy tên là Sở đo đạc địa hình. Đại tá Hổ vẫn tỏ ra nghi ngờ đã đặt câu hỏi về tác dụng của các toán này và muốn sớm kết thúc hoạt động của các toán tầm xa ngay khi lên nắm quyền chỉ huy. Lời khẩn cầu của Hổ bị đại tá Russell bỏ ngoài tai, và các hoạt động vẫn tiếp tục.

Một số quan chức Mỹ nghi ngờ về khả năng tồn tại của kế hoạch 34A và thực tế các sự việc xảy ra đã vượt quá lời tuyên truyền huyênh hoang. Nhưng trong báo cáo không có lời lẽ nào dám đi quá xa đến mức nói rằng các toán quay về đều là bị "vấy bẩn" cả.

Một người biết rõ nguy cơ ở khu vực vĩ tuyến là Gilbert Layton-sỹ quan chỉ huy biệt kích giỏi của CIA từ 1960 đến 2/1964. Chương trình CIDG của ông ta hiện đang được Lầu Năm góc điều khiển, với những quan điểm đã làm ông ta nổi tiếng ngay với tướng Stilwell.

Layton biết lực lượng đối địch có thể len lỏi vào CIDG và các toán biệt kích vượt tuyến, nhưng ông ta tin vào tỷ lệ cạnh tranh 9 chọi 1, trừ khi lực lượng bên địch nhiều hơn dự tính của ông ta. Trong trường hợp các toán bị bắt và bị đối phương đánh trở lại, Layton đã có phương án đối phó với tình huống đó. Nhưng Bắc Việt khác xa với Lào. Layton và những người như ông ta sợ nhất là những toán bị đối phương Bắc Việt điều khiển hoàn toàn rồi đánh trở về. Điều này vượt ngoài kế hoạch 34A, vì được coi như là ảo tưởng. Cái đó cũng có nghĩa là Hà Nội đang dùng "gậy ông đập lưng ông", “tương kế tựu kế" đánh lại chúng ta giống như trong thế chiến II, đang được ghi vào sử sách rằng Đồng minh đã thắng Đức vào đêm trước ngày D tháng 6/1944 nhờ cách đó. Lẽ ra quân đội và CIA, những người đã tổng kết chiến tranh thế giới thứ 2 phải áp dụng bài bản đó trong chiến tranh với miền Bắc, nhưng không có gì cho thấy là có điều đó.

Samuel Halpern, một sĩ quan của CIA, đã đánh giá một cách tỉnh táo hơn về vấn đề cơ bản của chương trình gián điệp biệt kích mà CIA đã chuyển cho Lầu Năm góc.

Không có một ai, hiểu biết tốt nhất về bản thân ta hơn ta. Có một sự khác nhau về quan điểm giữa Jim Angleton và B. Colby. Angleton thì phụ trách cơ quan phản gián ở Tổng hành dinh, còn Colby là trưởng trạm CIA từ năm 1961. Colby không quan tâm đến Nam Việt Nam, và ông ta không muốn mất thì giờ, cũng như công sức vào đấy. Trạm Sài Gòn không có lấy một ai có đủ năng lực thực sự để điều hành cơ quan phản gián cho đến những năm 60 và cả sau này nữa. Quan điểm của Colby về Angleton và công tác phản gián đã không thay đổi sau khi ông ta rời Sài Gòn, để lên làm trưởng phòng Viễn Đông. Quan điểm của ông ta hoàn toàn trái ngược với Angleton.

Angleton đã có những quan điểm trái hẳn với cách suy nghĩ của mọi người, ví dụ Angleton đưa lời tiên đoán không có sự rạn nứt quan hệ Trung Quốc-Liên Xô 1959. Mặc dầu một số sỹ quan tỏ ra đồng tình với Angleton, nhưng cảm giác chung của đa số là sự rạn nứt đó không thể không xảy ra.

Angleton chỉ biết khuyên người khác hãy kiểm tra vấn đề an ninh chung còn ông ta không thể dừng các hoạt động theo cách nghĩ riêng của mình lại được. Trường hợp các hoạt động bán quân sự của Sài Gòn, theo tôi biết, đã không có một cố gắng nào để kiểm tra xem có sự xâm nhập của miền Bắc vào miền Nam không? Không xem xét miền Nam đã làm gì để điều phối trạm CIA. Tôi không nghĩ rằng ở Sài Gòn là biết hết mọi chuyện. Trạm CIA đã không thực sự quan tâm xem xét vấn đề xâm nhập, dù từ Hà Nội hay từ Sài Gòn và đó chính là vấn đề cơ bản. Vì Sài Gòn không chú ý đến vấn đề xâm nhập, nó chỉ được đề cập tới khi đã trở thành
vấn đề trầm trọng khó phương cứu chữa.

Rõ ràng Trạm CIA coi là không có vấn đề gì. Nếu biết các toán biệt kích đã bị địch khống chế, thì Lầu Năm góc chắc đã chẳng để yên. Tôi không tin rằng Trạm của Sài Gòn biết hết điều này tôi xin nhắc lại, vì không một ai để ý đến vấn đề này cả. Tôi nghĩ sẽ là một chuyện nực cười nếu như có một toán biệt kích nào đó từ miền Bắc truyền tin về sai quy ước an toàn mà lại không nghi ngờ là bị đối phương khống chế. Sao lại có thể dễ dàng tin rằng mọi việc diễn ra suôn sẻ được? Nếu biết rõ có toán bị đối phương khống chế rồi thì người ta lại đoán rằng từ nay các chiến dịch bán quân sự phải xem xét thận trọng hơn.

Nếu CIA biết các toán đã bị đối phương khống chế, CIA phải thông báo ngay cho Bộ Quốc phòng, nhưng họ đã để tuỳ thuộc Bộ Quốc phòng muốn làm gì thì làm vì đó là việc của Bộ Quốc phòng mà CIA đã chuyển giao.

Nhìn chung, mục tiêu của "Trò chơi điện đài" là bắt nhân viên tình báo phải tỉnh táo. Sỹ quan mặt trận cũng như tại chỉ huy sở. Nếu biết một người nào đã bị địch khống chế, thì không được phổ biến lại những thông tin từ người này mà chỉ có thể sừ dụng các bức điện mà họ đã đánh về, đề đánh giá xem họ đã bị địch dùng ra sao và bên địch muốn chúng ta nghĩ gì?

Bên ngoài thì Hà Nội muốn Sài Gòn và Washington tin rằng các chiến dịch bán quân sự là có thể thực hiện được, và CIA không thể khẳng định nổi là có bao nhiêu toán hiện nay đã bị Hà Nội khống chế. Điều này cho thấy rằng Hà Nội đã biết những gì mà CIA và bên đồng minh biết.

Lầu Năm góc được thừa hưởng 5 toán ARES, BELL, REMUS, TOURBLLON và EASY (toán thứ 6, EUROPA, bị địch khống chế điện đài, nhưng ngày hôm sau khi bị bắt đã ngừng truyền tín hiệu coi như toán bị xoá sổ). Mặc dầu, các toán đã bị địch khống chế nhưng sự tồn tại của nó vẫn là chỗ dựa sống còn của kế hoạch 34A. Nếu không có chúng, người ta tự hỏi kế hoạch còn giữ được độ tin cậy nào nữa không.

Trên giấy tờ, lúc đầu 5 toán thừa kế này tổng số có 32 điệp viên. Qua vài năm, Hà Nội kêu là đã mất 4 người: một của TOURBILLON coi như chết lúc nhảy dù xuống miền Bắc Việt Nam ba người của BELL báo cáo là bị ốm chết. Hà Nội muốn Washington và Sài Gòn tin rằng 28 tên còn lại vẫn "an toàn". Khi chúng được chuyển giao chính thức cho đại tá Russel điều khiển tháng 1/1964. Cuối năm, Hà Nội báo cáo thêm 2 điệp viên của toán TOURBILLON chết trong trận phục kích 24 tháng 12. Báo cáo ấy của Hà Nội là hoàn toàn giả tạo.

Đại tá Russel chuẩn bị lãnh trách nhiệm Washington giao cho thêm 13 toán mới, với tổng số 80 điệp viên đã sẵn sàng. Theo Colby, đây cũng vẫn là một cố gắng còn khiêm tốn của Mc Namara muốn lấy số lượng bù chất lượng mà CIA bị mất ở miền Bắc năm 1963. Dùng các toán này để đối phó với các cuộc nổi dậy tăng dần ở miền Nam là còn ít, mà để đối phó với cuộc xâm nhập của miền Bắc vào miền Nam thì lại càng ít hơn.

Tám toán, 43 điệp viên, tăng cường cho bốn trong năm toán trước của CIA, được triển khai ở Đông Bắc Bắc Việt Nam. Tất cả đều ở phía bắc vĩ tuyến 20 tập trung phần lớn ở dải đất hẹp dọc vĩ tuyến 21, gần rìa phía nam của khu vực Trung Quốc đóng căn cứ để máy bay, kỹ sư và lực lượng khác viện trợ cho miền Bắc vào thời điểm
cuối năm 1960.

Thêm bốn toán nữa vào Nghệ An hè năm ấy, án ngữ tuyến quốc lộ 7 là đường của Quân đội Nhân dân Việt Nam vẫn rót người, dụng cụ vũ khí vào cánh đồng Chum ở tỉnh Xiêng Khoảng- Bắc Lào. Theo lời những điệp viên sống sót và theo tài liệu về địa điểm triển khai thì nhiệm vụ của họ là theo dõi hoạt động của lực lượng Bắc Việt vào Lào. Nếu thành công, là họ đã thực hiện một mảng thông tin tình báo về sự xâm nhập của Bắc Việt vào sâu phía bắc Lào để đối phó với lực lượng của tướng Vàng Pao người H'mông, họ đã đáp ứng được yêu cầu của Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương để cho Phi đoàn 7 và Hạm đội 7 chuẩn bị sẽ vào hoạt động ở vùng này.

Việc triển khai các toán này tỏ rõ rằng người ta không còn coi trọng mục tiêu của kế bạch 34A là cảnh cáo miền Bắc phải giảm xâm nhập vào miền Nam. Thêm nữa, xem xét vị trí để nhảy dù và diện hoạt động của mười ba toán này chứng tỏ họ không còn gì phải làm với miền Nam Việt Nam nữa. Rõ ràng nhóm công tác đặc biệt của Bộ Ngoại giao, CIA và Lầu Năm góc đều biết.


Kế hoạch 34A phải thay đổi, các đội của SOG đã trở thành tai mắt của CIA tại Bắc Lào, còn có ý nghĩa hơn cả những bức thông điệp gửi tới Hà Nội về việc Hà Nội đưa quân xâm nhập miền Nam.
Mùa xuân 1964, Kế hoạch 34A bị coi như không dùng được nữa. Cái đó rõ vì người ta đã dàn xếp bên lề Hội đồng An ninh quốc gia là sử dụng các đội thám báo tại Lào để giúp các hoạt động của Mỹ còn hơn là tại miền Nam Việt Nam.

Một toán đã bị kết liễu, 28 điệp viên của toán CENTAUR bị chết khi chiếc máy bay C123 vừa cất cánh rơi ngay do trời đang mưa bão. Rơi xuống rừng rậm cạnh bán đảo Sơn Trà, ngoài thành phố Đà Nẵng. Các tài liệu về vụ tai nạn cho thấy rằng toán này được cử đi công tác huấn luyện, nhưng bộ tham mưu của MACSOG muốn hoãn chuyến bay vì gió, bão mạnh. Sài Gòn ra lệnh phải cất cánh bằng bất cứ giá nào. Xác của một trung sỹ lực lượng đặc biệt Mỹ và của một phi công Mỹ mất tích.

CIA còn giữ lại một trọng tâm của kế hoạch 34A, đó là nội dung tác động tâm lý chiến mà các toán bán quân sự của họ cần đến. MACSOG và CIA thống nhất như vậy và giao cả nhiệm vụ hoạt động tâm lý chiến cho từng toán. CIA nói thẳng đó cũng là lý do họ còn sử dụng các toán (xem phụ lục 4).

Ở địa bàn khác, CIA xem xét lại, duyệt hay không duyệt các danh sách mục tiêu đề ra từng tháng và nắm quyền triển khai các toán. Mặc dầu đã dự kiến nhiều cuộc tấn công hơn con số 45 mục tiêu ban đầu của kế hoạch 34A giai đoạn I và II, ví dụ: vụ các toán lực lượng đặc biệt nhảy xuống dọc quốc lộ 7, CIA đã không duyệt các chiến dịch như thế, vào giai đoạn cuối cùng mới đem thực hiện.

Nhiều toán mới cho ra Bắc cùng với những toán đã ở đấy sẵn đều được bố trí dọc màng lưới đường giao thông và các quốc lộ. Một vài toán đến bằng đường không hoặc đã triển khai năm 1964 được bố trí theo các tuyến đường sắt chính từ Trung Quốc sang Bắc Việt (xem hình 1-3). Triển khai như vậy có thể cung cấp thông tin cho Bộ chỉ huy Thái Bình Dương về các hoạt động của địch trên bộ, nếu như các toán được an toàn cả. Nhưng thực tế chúng không như thế. So sánh cách thức triển khai các toán năm 1963 và 1964 thấy rõ việc triển khai năm 1964 đang giảm dần về trình độ và địa bàn hoạt động, điều đó phù hợp với suy nghĩ của Colby và ông ta đã từng nêu rõ cần chấm dứt chiến dịch vào năm 1965, hoạt động tình báo Mỹ nên giảm dần. Hè năm 1964 ở Hà Nội ai cũng thấy rõ điều này.

Người chỉ huy thứ nhất của MACSOG đã phải thừa nhận rằng, ông ta phủ nhận tất cả tác động của các toán, cho rằng họ đang làm cái công việc mà họ không thể làm được.

Điều hiển nhiên là năm 1969 đại tá Russell đã cay đắng thú nhận trước Hội đồng tham mưu liên quân với những lời lẽ phản ánh rõ những áp lực mà ông ta phải gánh chịu trong những năm 1964-1965 khi ông ta gửi 13 toán điệp viên ra miền Bắc và quyết định số phận của chúng. Nhận xét này cho thấy ông ta không hoàn toàn đồng ý với những gì đã xảy ra. Đại tá Russell nói: Một khi… giới quân sự nắm quyền thì người ta dễ say chiến tích muốn có kết quả ngay. Sai lầm lớn nhất là luôn cho rằng họ phải thâu tóm và điều hành các lực lượng theo ý mình. Chẳng hạn muốn thực hiện một phi vụ biệt kích đường biển việc đầu tiên là phải có thuyền tàu và 6 người nhái. Còn khả năng, tinh thần và các điều kiện khác không quan trọng. Như vậy thì tránh sao khỏi thất bại.

Cần phải nói thêm, cơ sở vật chất của căn cứ Đà Nẵng chưa phải là lý tưởng để đào tạo và huấn luyện biệt kích đường biển hoàn chỉnh vì bộ khung chắp vá, vật chất thiếu thốn, đội tàu SWIFT tốc độ và tính năng hạn chế nên kết quả tác chiến trên biển thấp. Hoạt động tác chiến trên không cũng chẳng hơn gì vì các phi hành đoàn phần lớn là người Đài Loan, họ không muốn làm việc cho quân đội còn các toán viên thì sợ chết, bị bắt nên các phi vụ thực hiện trầy trật.

Đáng lẽ chúng ta phải biết lượng sức mình khi tiến hành các công việc. Ở trên bộ, trên không và trên biển… đều phải tính toán khả năng không thể cứ làm rồi đến đâu hay đó.

Tôi không cho rằng chúng ta sẽ gặp khó khăn trong việc tuyển dụng dân địa phương, khi tiến hành chiến tranh du kích ở những nơi ta đưa người đến và tuyển dân địa phương quấy phá nông thôn.

Mặc dầu còn có những hạn chế khiến chúng ta khó tuyển được người. Thực tế là chúng ta không bao giờ cạnh tranh nổi vấn đề này ở nông thôn… Mặc dù bên quân đội cứ muốn đẩy tới, nhưng ngài Đại sứ đâu đã ủng hộ. Tôi nhớ có lần tại cuộc phổ biến chiến dịch người ta bảo cần nói rõ cho toán biệt kích biết là họ không phải tiếp xúc với dân chúng địa phương miền Bắc-thời kỳ đó, họ chỉ làm tâm lý chiến và thu thập tin tức tình báo. Nhưng thật là nghịch lý sẽ không thể thu thập được nhiều tin tình báo khi anh cứ phải ẩn náu mãi trong rừng, vì sợ chết. Tuy rằng, họ cũng chạy quanh rừng rải truyền đơn in tay. Chỉ có thế thôi thì không thể chấp nhận được. Cần phải có chỉ đạo mạnh mẽ những điều chúng ta muốn họ làm.

Xem xét kỹ, mới thấy có một số người gọi là nhân viên tình báo mà chẳng có trình độ khả năng gì hết. Vẫn trong danh sách được trả lương nhiều năm, rất thích thú với tiền lương, nhưng khi giao nhiệm vụ, thì họ liền thoái thác.

Chúng ta giao nhiệm vụ cho nhưng người này mà chẳng có hứa hẹn gì nhiều khi ném họ xuống. Chúng ta cũng dừng chờ đợi họ trở lại, thậm chí có trường hợp, chúng ta biết rõ họ sẽ giơ tay đầu hàng ngay khi vừa tiếp đất. Và họ đã làm như thế. Đó là lý do thất bại ngay trận đổ bộ đường không đầu tiên. Họ là những tài sản ban đầu cho các hoạt động trên không của chúng ta, chúng ta cũng không thể để mặc họ tự do ở miền Nam được, vì nhiệm vụ của họ là chiến đấu ở miền Bắc. Cách giải quyết của chúng ta là tung họ ra miền Bắc , nhiều người trong bọn họ đã bị bắt.

Tôi cảm thấy rằng, một khi giao nhiệm vụ cho các toán, chúng ta phải làm tất cả để nâng đỡ tinh thần của họ, nếu chúng ta muốn thắng lợi.

Chúng ta không thể bỏ rơi họ vì không thể nào giữ kín với những người của các toán biệt kích còn lại. Đó là chân lý bất biến. Vậy, một khi quyết định bỏ không giúp đỡ họ nữa thì, tốt hơn là anh hãy hủy bỏ toàn bộ chiến dịch đi, vì thực tế anh không còn nhiều cơ hội để thực hiên chiến dịch.

Vào tháng 1/1964, khi Russell nhận 169 điệp viên, thì CIA và Lầu Năm góc đã mất hơn 200 điệp viên ở miền Bắc trước và trong chiến dịch Switch back, mà không đạt được một tý thắng lợi nào. Và vẫn còn những lính mới được tuyển dụng. Tất cả họ đều muốn được tuyển và rất muốn ra Bắc để chiến đấu.

Những toán điệp viên mà đại tá Russell kế thừa là những toán mạnh gồm các điệp viên đã được huấn luyện nhiều năm. Nhiều người tình nguyện hoạt động tại các địa bàn hợp với tiếng nói và hiểu biết của họ. Chiến dịch Switch back đã kết thúc dự định thận trọng đó. Tuy nhiên, những điệp viên đi ra miền Bắc giữa và sau năm 1963 không nhất thiết phải trở về vùng quê của họ để hoạt động. Cuối năm 1964, Russell đã giao nhiệm vụ cho nửa số nhân viên của 13 toán vượt quá con số trung bình của 15 toán có được trong năm 1964 (xem phụ lục 1-5).

Các điệp viên mới tuyển được bổ sung để tái lập các toán mới của Russell. Tháng 1/1965 ông ta có 197 người, 115 người trong số họ sẵn sàng để được ném ra Bắc. Mùa xuân năm đó, một số điệp viên được lấy từ các toán hoạt động đường dài để thành lập các toán hoạt động qua biên giới, rồi được đào tạo để hoạt động ở Lào trong khuôn khổ kế hoạch 35A.

Như vậy đến cuối 1965, hầu hết các điệp viên được chuyển giao vào tháng 1/1964 đã được tung ra Bắc. Điều đó chứng tỏ Russell đã làm đúng như ông ta nói với SCS là sẽ "tống khứ tất cả". Chỉ ít người còn lại "được thả lỏng".

Đại tá Russell có vẻ thật sự tin rằng ông ta đã giao nhiệm vụ cho các toán người Việt mà ông ta vừa nhận lãnh là giải pháp duy nhất đúng để giải thoát cho họ. Điều đó được một vài quan chức Mỹ gợi ý do bị thúc ép của cấp trên, nên hắn phải hành động như thế.

Đại tướng Westmoreland nhấn mạnh sức ép không phải do ông ta. Ông ta coi những hoạt động này như là một cái gì đó do Washington đẻ ra và nuôi dưỡng. Nếu có sức ép nào, phải là do tướng Stelwell, tham mưu trưởng của ông ta, chịu trách nhiệm về MACSOG. Trước đây, Stelwell chịu trách nhiệm về hoạt động bán quân sự của CIA tại Viễn Đông.

Russell biết rõ các toán ra hàng nhiều. Mãi tận cuối 1969, hắn cũng không hiểu nổi tại sao hễ gửi toán nào ra cũng bị lực lượng địch chờ sẵn dưới đất để bắt ngay.

Những tên sống sót đã cho biết là chỉ có toán BOONE thực tế đã đầu hàng. Tuy nhiên, đầu hàng là do trong tình huống ngặt nghèo ngay dưới mũi súng và trong các bối cảnh bất khả kháng. Do họ bất lực và hèn nhát đã dẫn đến chỗ chết hoặc bị bắt. Họ là kết quả đào tạo ròng rã nhiều năm của lực lượng đặc biệt gồm phần lớn lính tình nguyện mũ nồi xanh đã hết lòng dạy dỗ. Nếu thất bại không phải tại họ không cố gắng. Thất bại có thể là do thiếu sót cơ bản trong khái niệm và do thiếu nhất quán về phía các người đã tiếp tục vạch ra một kế hoạch lỗi thời, thiếu quan tâm thích đáng đến hậu quả lâu dài của việc làm của họ. Không thể đổ lỗi cho những người chết đã nỗ lực để thử đổi đen thành trắng.

Ông ta nói tiếp:
- Những gì mà đại tá Russell thấy là ít được dùng, loại lực lượng mà tướng Stewell đã quá quen thuộc ở cuộc chiến tranh khác nhưng thiếu mất bài học sâu sắc của CIA về sự xâm nhập của tình báo đối phương trong các cuộc chiến tranh ấy.

Bộ trưởng quốc phòng đã làm cho Tổng thống tin rằng các nhân viên tình báo có thể lấy được những thông tin mà đa số những người liên quan đều biết là Hà Nội sẽ lờ đi còn CIA vẫn im lặng về mức độ nguy hiểm đang tiềm ẩn và ngày một gia tăng.

--------------o0o--------------
(Hết mục 7)

No comments:

Post a Comment