Friday, March 22, 2013

5. GIẢI PHÁP MC NAMARA / Phần II.


Phần II.
CÁI GIÁ CỦA SỰ KHÔNG HIỂU BIẾT
(1964-1965)
Việc thực hiện chương trình bí mật của giới lãnh đạo chóp bu trong chính quyền Diệm do Trần Kim Tuyến chỉ đạo đã loại bỏ được một trở ngại chính trị mà từ lâu làm cho một số quan chức Washington phải lúng túng. Sự dàn xếp những vấn đề trong giới lãnh đạo sau cuộc đảo chính làm phức tạp thêm những biểu hiện của tinh thầu chống Diệm được một số người Việt Nam sử dụng để thanh toán các mối hận thù xưa, cho dù mối thù đó là có thật, hoặc do người ta tưởng tượng ra. Các nhân vật lần lượt bị thanh lọc, bị vạch mặt chỉ tên và bị buộc tội là làm mật vụ cho Diệm. Những người phụ trách các chương trình miền Bắc và miền Nam đều sống sót, nhiều người trong số họ đã tham gia tích cực vào các hoạt động an ninh nội bộ cho chính quyền Diệm, trong khi đó thì dường như CIA đang chuẩn bị cho giai đoạn cuối cùng để bàn giao hoạt động gián điệp biệt kích sang cho Lầu Năm góc.
Ở Huế, Ngô Đình Cẩn và 7 người khác kể cả Phan Quang Đông đều bị xử tử. Cố đại tá Tung đã bị một nhân vật tham gia vào vụ đảo chính là chuẩn tướng Lê Văn Nghiêm thay thế làm tư lệnh các lực lượng đặc biệt. Nghiêm chỉ giữ chức vụ này trong mấy tháng thì bị đại tá Lam Sơn thay thế. Cả hai người đều nhậu được rất ít sự tín nhiệm của các nhân viên cấp dưới, những người mà cuối cùng kế hoạch 34A phải dựa vào họ để thực thi. Trần Khắc Kính, là cấp phó lâu năm của Tung cũng đã bị gạt bỏ trong cuộc đảo chính. Tổng hành dinh lực lượng đặc biệt miền Nam tiếp tục đường lối chỉ huy của Ngô Thế Linh, ông ta chỉ đạo các hoạt động quan trọng đánh ra miền Bắc của Phòng 45 để giúp đỡ kế hoạch 34A. Trần Văn Minh người đã lâu năm chỉ huy các hoạt động tình báo ở Nam Việt Nam của phòng 55, vẫn tiếp tục chỉ huy các hoạt động này nhưng phải đối phó với tinh thần tan rã của lực lượng an nình biên giới mà lâu nay CIA vẫn giúp đỡ và chỉ đạo. Khi đảo chính ông ta có bị bắt giam một tháng, nhưng sau đó Mỹ gây áp lực nên được thả ra.

Đối với nhân viên các toán biệt kích bán quân sự vẫn còn trong các căn cứ an toàn của CIA ở Sài Gòn. Dấu hiệu đầu tiên cho thấy là họ sẽ được chuyển sang cho Lầu Năm góc quản lý vào giữa tháng 11/1963, khi các sĩ quan tác chiến bắt đầu di chuyển từng nhóm đến Cẩm Yên, đến trung tâm huấn luyện Quyết Thắng, phía Đông Sài Gòn gần Long Thành. Họ giải thích rằng việc chuyển đổi này là cần thiết để xác định xem bác sĩ Tuyến có bao nhiêu toán và làm rõ căn cước từng người trong mỗi toán.

Tại Long Thành họ được bố trí ở trong một Trung tâm huấn luyện quân sự chính quy. Từ đầu năm đó các toán biệt kích khác đã được
huấn luyện ở đây. Một cựu toán phó đã kể lại rằng người ta đã hứa hẹn với họ ở Long Thành như thế này:
“… Chúng tôi được tuyển mộ để tiến hành một cuộc chiến tranh bí mật chống Bắc Việt. Sự tồn tại của mỗi toán biệt kích và lai lịch từng toán viên đều phải được giữ bí mật, tránh mọi con mắt tò mò thậm chí phải bí mật với cả các toán khác. Đây là nhằm mục đích bảo vệ mọi người. Không một ai, ngoài toán trưởng và các sĩ quan huấn luyện biết về sự tồn tại của chúng tôi. Chúng tôi đều biết rõ là mình rất có thể bị tóm, và cũng hiểu rằng càng biết ít bao nhiêu càng có lợi cho tất cả chúng tôi bấy nhiêu.

Khi người ta đưa chúng tôi đến một trung tâm huấn luyện trung ương mà không đề cập đến lý do và các biện pháp giữ bí mật thì điều đó đã vi phạm nguyên tắc cơ bản về bí mật ngăn cách chặt chẽ của loại hình hoạt động này rồi. Chẳng hạn như khi tới Long Thành, tôi thấy đã có hơn một chục toán ở đấy và tôi làm quen với họ. Nghe giọng địa phương của họ là tôi đoán biết họ sẽ được đánh đi đâu. Tôi cũng được biết rằng trong họ không có toán nào hoàn thành nhiệm vụ và từ miền Bắc trở về cả! Điều này chứng tỏ là tôi đã biết quá nhiều!

Đáng lẽ không bao giờ được làm như vậy. Họ đã vô hiệu hoá chúng tôi bằng cách vi phạm những nguyên tắc cơ bản mà chính họ dậy chúng tôi. Hơn nữa, chính họ đã ủng hộ Tổng thống Diệm và khi Tổng thống Diệm bị giết, họ lại khoanh tay đứng yên. Với Tổng thống Nam Việt Nam mà họ còn đối xử như vậy thì đối với bọn tôi họ có thể thanh toán một cách dễ dàng nhanh chóng.

Người ta không thể tưởng tượng được việc chuyển đến Long Thành đã ảnh hưởng đến tinh thần chúng tôi như thế nào. Trước đây CIA đã phải tìm mọi cách mới giấu kín được việc không cho toán này biết toán khác, nhưng quân đội Mỹ thì khác họ đã đem phô bày chúng tôi ra trước mọi người. Có thể chúng tôi chẳng thích thú gì cách làm của CIA khi họ giấu kín mỗi toán chúng tôi ở một nơi riêng biệt, nhưng chúng tôi chấp nhận sự bố trí ấy vì đó là cách làm cần thiết cho loại hình hoạt động này.

Đưa chúng tôi đến Long Thành có nghĩa là bảo chúng tôi rằng các anh không cần giữ bí mật nữa. Có lẽ người ta không muốn nói như thế nhưng điều ấy đối với chúng tôi lại có nghĩa thư vậy, và nếu người ta không cần quan tâm đến việc giữ bí mật nữa tức là người ta cũng chẳng quan tâm gì đến việc bảo vệ chúng tôi nữa.

Điều gì đã xảy ra? Chúng tôi bắt đầu có đào ngũ. Trước khi đảo chính Diệm, không bao giờ xảy ra nhiều như thế, nhưng từ đầu năm 1964 việc đào ngũ bắt đầu xảy ra và cứ tăng dần. Tại sao chúng tôi phải làm việc cho người ta, mà rõ ràng là chẳng một ai quan tâm gì đến việc bảo vệ chúng tôi?

Những nhận xét trên đã được sự đồng tình của viên cựu chỉ huy các hoạt động bán quân sự bí mật ở Nam Việt Nam. Ông nói:

“…Tôi chắc bọn họ đều cảm thấy như thế và tôi cũng đồng ý với các kết luận của anh ta. Sau tháng 11/1963 là một thời kỳ hỗn loạn, không có những người lãnh đạo có trách nhiệm. Không ai biết ai là người phụ trách, khó mà tìm được một người nào đó để đưa ra một quyết định về bất cứ một công việc gì. Tôi được dự kiến báo cáo với tướng Stilwell vào ngày 1/11 về các hoạt động tình báo ở miền Nam nhưng cuộc gặp ấy đã không bao giờ thực hiện được vì xảy ra cuộc đảo chính. Mãi đến hai tháng sau người ta vẫn chưa bố trí lại được cuộc gặp này tức là đến tháng 1/1964, sau ngày 1/1/1964 tướng Stilwell đến gặp tôi và tôi đã trình bày với ông. Ông ấy yêu cầu tôi cứ ở lại, tôi báo cáo rằng tinh thần của các lực lượng phòng vệ, dân vệ (CIDG) đang tan rã. Có thể là do chúng tôi đã mắc sai lầm giữ bí mật quá không cho họ biết gì cả. Không bao giờ chúng tôi tiết lộ cho họ điều gì. Chúng tôi làm thế cốt là để bảo vệ họ. Tôi cho là chúng tôi chưa bao giờ chuẩn bị cho họ đối phó với những gì có thể xảy ra nếu họ bị bắt.

Ngày 20/11, lúc Sài Gòn đang hỗn loạn và hai ngày trước khi Tổng thống Kenedy bị ám sát các quan chức cao cấp của Washington đã
họp với các quan chức Sài Gòn và Bộ chỉ huy Thái Bình Dương ở Honolulu. Nhiệm vụ cuộc họp này là đánh giá tình hình để tìm lối thoát khỏi tình trạng hỗn loạn sau chính phủ Diệm bị lật đổ và đề ra các chi tiết để chuyển giao chương trình tăng cường các hoạt động biệt kích chống Bắc Việt.

Cùng dự họp với giám đốc CIA là John. Mc. Cone, Colby biết rõ rằng: năm 1961, Tổng thống Kenedy đã chỉ đạo chuẩn bị chuyển giao các hoạt động bán quân sự của CIA sang cho Lầu Năm góc, và hai năm tiếp sau đó đã chứng kiến một quá trình chuyển giao dần dần các hoạt động này.

Colby nhớ lại quá trình chuyển giao đó:

Kết luận (năm 1961) là nếu một chiến dịch bán quân sự lớn thì phải bàn giao sang quân đội. Khi nhận được lệnh bàn giao thì chúng tôi bàn giao cả hoạt động ở miền Bắc lẫn ở miền Nam.

Tuy nhiên hồi năm 1962, Colby đã có bằng chứng rõ ràng về các toán của ông ta bị miền Bắc bắt và một số trường hợp họ đã khống
chế, điều khiển các buổi truyền tin của nhân viên điện đài. Người ta biết được việc này là do các nhân viên điện đài đã miễn cưỡng làm theo chỉ thị và đã báo động cho chỉ huy sở biết là họ đã buộc họ phải truyền đi các bức điện đó.

"Việc ấy", Colby nhấn mạnh: "Tôi còn nhớ như in".

Colby nhớ rằng các bức điện như vậy được đánh đi từ tận sâu trong miền Bắc , không nói rõ là các điện báo viên bị người miền Bắc khống chế. Các bức điện đố đã nhắn gửi Colby một nội dung đầy đủ hơn:

Các bức điện cho tôi biết rằng công việc không có hiệu quả. Vì vậy phải ngừng lại. Nhưng viên phó trung tâm của tôi lại quan tâm đến nó và ông luôn nhắc như hét vào tai tôi điều đó. Viên phó của tôi, ông Bob Myers, mang đến cho tôi một báo cáo tóm tắt về những hoạt động không thành công của chúng tôi ở Liên Xô, Triều Tiên, Trung Quốc. Ông ta bảo là các hoạt động ở đây kết quả cũng chẳng hơn gì, thế thì tại sao ông không sớm chấm dứt cái của nợ ấy đi? Đó là lúc tôi đã cho ngừng các hoạt động đó và chuyển sang hoạt động tâm lý chiến. Lúc ấy là đúng thời gian chuyển giao. Bên quân sự muốn chuyển giao thì chuyển, không có vấn đề gì cả.

Colby kể lại cuộc họp quyết định hồi tháng 11 ở Hawai khi ông ta đưa ra những lo lắng nghề nghiệp để làm cho Bộ trưởng Quốc phòng Robert Mc.Namara phải chú ý: “…Tôi đứng dậy nói: Thưa ngài Bộ trưởng, chẳng có tác dụng gì đâu”.

THINHRAZOR21428
23-02-2009, 15:55
Tôi hỏi Colby:"Thế Mc Namara trả lời sao?". Colby trả lời không do dự:
"Ông ta im lặng. Tôi nghĩ rằng ông ta vẫn đinh ninh là mình đang hành động đúng. Chuyển nó sang cho quân đội để quân đội dùng sức mạnh hỗ trợ cho một chương trình như thế này sẽ tạo ra một tác động về chiến lược. Anh biết ông ta rất coi trọng số lượng. Nếu anh có 3.000 anh sẽ thu hoạch được nhiều hơn là anh có 300. Điều đó thực ra không phải lúc nào cũng trở thành chân lý. Ông ta nghĩ rằng sức mạnh bổ sung mà Bộ Quốc phòng đặt đằng sau kế hoạch Alpha 34A sẽ làm cho hoạt động này có hiệu quả. Tôi cho rằng đó chính là điều mà ông ta nghĩ. Thật đáng buồn cho anh chàng chiến lược Mc Namara. Anh thấy đấy, ảnh hưởng đã tác động mạnh đến con người ta như thế nào.

Anh còn nhớ cuộc nói chuyện của ông ta với Des Fitz Gerald chứ? Một tay trứ danh, khi Des nói "Thưa ngài Bộ trưởng, công việc tiến triển không được tốt lắm". Ông ta nói: "Ô, có đấy chứ! Hãy nhìn vào tất cả các con số về những gì mà chúng ta đang bổ sung them, thêm nữa." và Des nói: "Thưa ngài Bộ trưởng, về mọi phương diện trong chiến tranh, có một thứ quan trọng hơn các con số rất nhiều, đó là tinh thần". Des nói:"Mc Namara nhìn ông ta chằm chằm và không hiểu gì cả. Đừng bao giờ nói với ông ta nữa".

Nhà phân tích tình báo của CIA là George Carver đã đưa ra nhận xét về viễn cảnh riêng của mình về bầu không khí trong buổi giao thời như sau:
- Diệm đổ làm Cộng sản bất ngờ. Họ nhận thấy có hàng loạt vấn đề, nhưng không thấy chính xác vấn đề gì sắp xảy ra, họ không nhúng tay vào việc lật đổ Diệm. Thật ra, họ đã thận trọng đứng ngoài cuộc. Sau khi Diệm chết, Bắc Việt đứng trước một cơ hội lớu và một hiểm hoạ lớn. Mối hiểm hoạ là sau thời gian cải tổ không thể tránh khỏi, sẽ có một Chính phủ sau Diệm, với sức mạnh của Diệm mà không có những điểm yếu của ông ta. Đó chính là tai hoạ. Còn cơ hội là "chớp lấy thời cơ" trước khi một Chính phủ kế tục được ổn định. Quả nhiên trong năm 1963 họ thực sự bắt đầu leo thang quân sự.

Ngày 26/11, bốn ngày sau khi Tổng thống Kennedy chết và Lyndon B. Johnson tuyên thệ nhậm chức Tổng thống, Hội đồng An ninh Quốc gia đưa ra bản giác thư hành động vì An ninh Quốc gia (NSAM) 273 tái khẳng định tiếp tục các chính sách của Mỹ do Chính quyền Kennedy vạch ra trước đó. Dựa vào một giai đoạn trước đó với các sự kiện chưa có gì đe doạ lớn, nên Chính quyền Johnson đã khẳng định lại sự ủng hộ một miền Nam Việt Nam độc lập và Mỹ sẽ rút 1000 quân vào cuối 1963. Mỹ cũng tuyên bố sẽ chấm dứt các cuộc nổi dậy tại 3 quân đoàn phía Bắc Nam Việt vào cuối 1964 và cuộc nổi dậy ở đồng bằng sông Cửu Long vào cuối 1965. Còn đối với các hoạt động biệt kích chống miền Bắc: "kế hoạch đòi hỏi phải tiến hành các hoạt động bí mật chống Bắc Việt Nam và tiến sâu vào lãnh thổ Lào tới 50 km".

Mặc dầu NSAM 273 cung cấp một cơ chế chính thức để nhắc lại các mục tiêu hiện tại của Mỹ, tiếp theo sau sự thay đổi người đứng đầu hành pháp, những đánh giá của Hội đồng An ninh quốc gia đã bị coi là cổ lỗ, không hợp thời và bị công kích mạnh do những cố gắng ở hậu trường nhằm tăng cường sự can thiệp của Mỹ chứ không phải làm giảm dần sự can thiệp.

Thế chiến lược quốc gia của Washington ở thời điểm đó là gì? Colby nói:

"Dùng răng mà giữ chặt lấy. Trước hết toàn bộ tư tưởng chiến lược coi như bị trói chặt cho đến tận 1/11 về vấn đề để Diệm hay không
có Diệm. Đây là chủ đề duy nhất được bàn đến ít nhất trong năm tháng trước. Sau đó, lập tức vấn đề lại trở thành thúc bách chúng ta phải làm gì bây giờ đây? Chúng ta phải làm sao hòa trộn một vài hợp chất với nhau mà sự vật không biến đổi ?”

Washington đã vươn tới đội quân hoạt động bí mật người Việt Nam (do nhóm đặc biệt kiểm soát thông qua Colby ở CIA), hiện đang ở giai đoạn cuối cùng của sự bàn giao chính thức từ CIA sang Lầu Năm góc, mà mỗi cấp trong bộ máy quân sự, trên giấy tờ đều lập luận là những hoạt động đó có thể gửi cho Hà Nội một bản thông điệp. George Carver không tán thành quan điểm chính thức của Lầu Năm góc về bất cứ một giá trì đặc biệt nào của kế hoạch này được đề ra trong các tài liệu lịch sử của nó:

- Tôi không mong đợi gì nhiều vào kế hoạch 34 A (kế hoạch Alpha 34). Chủ yếu nó chỉ là một hoạt động bán quân sự nhằm mục đích phá hoại và một vài mục đích khác. Còn thu thập tin tức tình báo chỉ là thứ yếu. Nhưng tôi cho là đáng làm. Tin tức tình báo nó thu lượm được ư? Tôi không nhớ rõ nó có thu lượm được mẫu tin tức tình báo nào có giá trị không, nhưng tôi nghĩ đó là một cố gắng đáng làm, mặc dầu người ta phải thừa nhận rằng nó sẽ không thành công lắm.

Đầu tháng 12, những người lãnh đạo các hoạt động tình báo của Lầu Năm góc bắt đầu chú ý nhiều đến các thủ tục cần thiết để tiếp quản các hoạt động bí mật của CIA đánh sang Nam Lào. Như sau này MACSOG đã làm thử ở Sài Gòn, Washington đã ngăn không cho chuyển các hoạt động ở Lào sang cho MACSOG (nhóm quan sát và nghiên cứu thuộc bộ chỉ huy viện trợ quân sự Mỹ tại Việt Nam Cộng hoà) mà vẫn giữ chúng dưới sự chỉ huy của CIA. Những bức điện của Washington gửi Bộ chỉ huy quân sự Sài Gòn đã nói bóng gió đến Hiệp định Giơnevơ năm 1962 về Lào và việc cấm các lực lượng nước ngoài có mặt ở Lào là cốt lõi của vấn đề còn đang được xem xét lại.

Trong bối cảnh quyết định của Kennedy chuyển các hoạt động bán quân sự sang Lầu Năm góc. Nhóm đặc biệt không có khó khăn gì trong việc phê chuẩn các hoạt động của CIA vào Lào trong những năm 1962-1963. Sau Hiệp định Giơnevơ năm 1962 trong khi vẫn sử dụng các sĩ quan huấn luyện của các lực lượng đặc biệt quân đội Mỹ và các lực lượng đặc biệt Nam Việt Nam. Thế mà bây giờ Washington lại không cho chuyển giao cùng hoạt động bán quân sự đó sang Lầu Năm góc.

Phải chăng Mỹ đợi cho đến khi Nam Việt Nam có mặt lãnh đạo thống nhất rồi mới tiếp tục các hoạt động biệt kích? Phải chăng tình hình hỗn loạn ở Sài Gòn đã không cho phép Washington tiếp tục các hoạt động chống Bắc Việt Nam mà không cần sự đồng ý về chính trị của Chính phủ Việt Nam Cộng hoà? Phải chăng vì mất đại tá Lê Quang Tung và vắng bóng bác sĩ Tuyến đã làm tê hệt Sở khai thác địa hình cho nên các hoạt động biệt kích do Mỹ chỉ đạo không thể tiến hành được nếu không có sự chấp thuận của giới lãnh đạo quốc gia Sài Gòn?

Một phần câu trả lời cho những câu hỏi này có thể tìm thấy trong một thực tế là: trong khi các trưởng phái bộ quân sự và ngoại giao Mỹ than phiền về việc thay đổi liên tục trong chính trường Sài Gòn thì lực lượng đặc biệt miền Nam Việt Nam và Ngô Thế Linh tiếp tục thỏa mãn các yêu cầu của Mỹ sau khi Tổng thống Diệm chết và trước khi chính thức thực thi kế hoạch 34A. Như vậy, Mỹ vẫn tăng cường hoạt động mà không cần sự chấp thuận về chính trị của Sài Gòn thông qua sự dàn xếp riêng giữa các sĩ quan quân đội Mỹ và các quan chức CIA với những sĩ quan chủ chốt của Nam Việt Nam sống sót sau cuộc đảo chính, và vẫn có quyền ra lệnh tiếp tục triển khai các toán biệt kích đánh ra miền Bắc bằng đường biển và đường không.

Vụ hoạt động biệt kích đầu tiên sau khi Diệm chết là vào ngày 5/12/1963 khi toán RUBY nhảy dù xuống vùng rừng núi thuộc Tuyên Hoá giáp biên giới Lào. Nhiệm vụ của toán này là lập ra một đường dây bí mật trong lòng địch rồi đợi lệnh mới. Vài giờ sau khi đổ bộ họ đã bị lực lượng công an biên phòng miền Bắc bao vây, và ngày 6/12 thì bị bắt. Nhân viên điện đài chính vì chống cự quyết liệt nên sau đó đã bị tử hình.

Từ lúc đánh đi một toán biệt kích cho đến lúc đánh giá được nó thành công hay thất bại cũng phải mất một thời gian. Đối với lực lượng biệt hải có thể đánh giá nhanh hơn nhiều. Từ khái niệm ban đầu bộ phận biệt hải đã sớm nổi lên thành một lực lượng biệt kích đường biển của kế hoạch 34A. Một cựu biệt kích người nhái đã mô tả:
- Tháng 11/1963, lực lượng biệt kích trên biển gồm các người nhái Việt Nam mới huấn luyện, thuộc đơn vị phòng vệ duyên hải đã được đánh đi thực tập lần đầu tiên từ căn cứ hải quân Đà Nẵng. Mục tiêu của toán là căn cứ hải quân Nam Việt Nam tại Cửa Việt, một cửa sông phía nam Khu phi quân sự. Nhưng rủi thay vì gió mạnh quá nên tàu của toán không thể đổ bộ được.

Lần đánh đi tiếp theo, lần đầu tiên với sự có mặt đầy ý nghĩa của hải quân Mỹ là tấn công mục tiêu trên đất miền Bắc . Toán này được đánh đi vào tháng 12/1963 để tấn công các tàu miền Bắc tại cửa sông Gianh tỉnh Quảng Bình. Chỉ huy sở của các lực lượng hải quân Bắc Việt thuộc nửa phía nam của Bắc Việt nằm trong tầm dễ tấn công của các hoạt động biệt hải từ căn cứ Đà Nẵng.

Trước ngày được đánh đi vào tháng 12/1963, toán người nhái này bị cấm trại ở trong căn cứ. Các cố vấn Mỹ cho họ xem các ảnh chụp từ trên không các tầu của Bắc Việt và hướng dẫn mọi chi tiết về nhiệm vụ của họ. Phi vụ đầu tiên không thực hiện được vì thời tiết xấu tại khu vực mục tiêu. Tàu đành quay về Đà Nẵng.

Triển vọng mờ mịt và phi vụ đầu không thành công đã không làm người ta nản lòng. Hội nghị cấp cao tháng 11 ở Honolulu đã khẳng định lại sự ủng hộ đối với quyết định leo thang hoạt động biệt kích chống Bắc Việt, thể hiện trong kế hoạch 34-63 là kế hoạch được Bộ Quốc phòng hoàn toàn ủng hộ vào tháng 8 trước đó và biết chắc là các quan chức chủ chốt sẽ ra các lệnh cần thiết trong trường hợp này. Ngô Thế Linh sẽ ra các lệnh đó vì ông ta là người phụ trách các hoạt động biệt kích đánh ra miền Bắc, cũng như sang Lào và Campuchia.


Cuộc họp tháng 11 kết thúc với sự thỏa thuận của CIA và Bộ Quốc phòng cùng phối hợp vạch một kế hoạch chung đẩy mạnh các hoạt động biệt kích chống Bắc Việt. Tuy nhiên những người thực hiện kế hoạch 34 và kế hoạch sau đó thừa nhận rằng muốn thành công phải có sự ủng hộ hoàn toàn của phía Nam Việt Nam, điều mà chưa hề có. Và một môi trường hoạt động như môi trường này đã thay đổi đến mức làm cho kế hoạch trở nên lạc hậu.
Ngày 15/12, một đề nghị hỗn hợp về sửa đổi mà quân đội Sài Gòn gọi là kế hoạch OPLAN 34A-64 và CIA lấy bí danh là kế hoạch Mãnh hổ (Tiger), được gửi lên Bộ tư lệnh Thái Bình Dương ở Hawai. Bộ tư lệnh Thái Bình Dương đã biết trước nội dung của kế hoạch, và những điểm cơ bản của kế hoạch đã được thông qua, biết chắc là ở Hawai hồi tháng trước, nên đã chuẩn y kế hoạch này với chương trình hoạt động 12 tháng của nó rồi gửi cho Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân ngày 19/12.

Cùng ngày hôm đó, để chứng tỏ mức độ sẵn sàng của Lầu Năm góc trong việc thực thi kế hoạch biệt kích đang trong quá trình được chính thức phê duyệt, hải quân đã thành lập toán yểm trợ lưu động tại Đà Nẵng để tăng cường cho cơ quan tình báo hải quân: cho cơ quan tình báo thủy quân lục chiến biên chế cho các hoạt động biệt hải đã ở trong tư thế sẵn sàng. Biên chế mới thành lập này lấy từ các thuỷ thủ Mỹ, những người vừa đưa sang Đà Nẵng các tàu phóng ngư lôi động cơ mới (PTFS). Các thuỷ thủ đoàn này đã được một toán huấn luyện sừ dụng tầu và một toán chuyên về sửa chữa, bảo quản để huấn luyện quân Nam Việt Nam sử dụng loại tầu phóng ngư lôi NASTY-do Nauy chế tạo, để sử dụng cho các cuộc tấn công từ biển chống Bắc Việt. Sau khi đến Đà Nẵng, các thành viên của thủy thủ đoàn mới biết là họ sẽ phục vụ với tư cách là các cố vấn chứ không phải là những người vận hành tầu. Họ hoàn toàn không chuẩn bị tý gì về chức năng cố vấn. Vì lý do hải quân đang rất thiếu các toán huấn luyện cơ động và các toán SEAL, các thuỷ thủ đoàn này tới đây để làm nhiệm vụ tạm thời, sẽ có các nhóm khác thay thế khi họ mãn hạn đợt công tác ngắn ngày này.

Ngày 21/12, Bộ trưởng Quốc phòng Mc Namara đi kinh lý Việt Nam về và chính thức báo cáo Tổng thống Johnson về kế hoạch 34A-64. Lịch sử giai đoạn này cho thấy rằng giới lãnh đạo quốc gia Nam Việt không được chính thức thông báo kế hoạch này.

Thực tế, sự dính líu chính trị của Nam Việt và chương trình biệt kích của Washington đã bị bác bỏ và Mc Namara tin rằng Nam Việt Nam sẽ tuân theo đề nghị lập ra Uỷ ban liên bộ bao gồm đại diện của Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân và CIA. Uỷ ban này sẽ thẩm định kế hoạch 34A và đề xuất các hành động sẽ tiến hành.

Bộ trưởng Mc Namara báo cáo với Tổng thống Johnson rằng 34A-64 là cơ chế "tuyệt vời", ông ta lập luận rằng bằng sự gia tăng hoạt động biệt kích chống lại Bắc Việt, Bắc Việt sẽ phải xét lại việc họ xâm nhập vào miền Nam. Như thể để củng cố thêm lập trường của mình, Mc Namara đưa ra lời tiên đoán đen tối rằng cần phải tiến hành một biện pháp nào đó thật mạnh mẽ: "Chiều hướng hiện tại trừ phi đảo ngược được trong vòng 2,3 tháng nếu không ít ra cũng sẽ dẫn đến một nền trung lập và rất có thể sẽ dẫn đến một nhà nước cộng sản kiểm soát".

Một tuyên bố như vậy thực tế đã phủ nhận dự báo trong báo cáo số 273 NSAM đưa ra vào ngày 26/11, cụ thể là ý kiến cho rằng quân đội Mỹ có thể rút về nước và cuộc chiến có thể kiểm soát được trong vòng một năm rưới nữa.

Mặc dù ngay từ đầu Mc Namara có thể đã quá lạc quan về khả năng thắng lợi của kế hoạch 34A, thế nhưng những người như George Carver đều không đồng ý với phát biểu của ông ta:
- Tôi biết Mc.Namara đưa ra loại tuyên bố bóng bẩy đó, nhưng tôi không cho rằng những người tham gia vào chương trình này không coi đó là những kênh đáng tin cậy để đánh đi những bức thông điệp và cơ cấu tổ chức của các hoạt động này chỉ là hoạt động bán quân sự, cho nên chúng không phải là những kênh gửi thông điệp.

Chính sách của chúng ta là tạo ra sự kiện để bó tay Hà Nội, không cho Việt cộng quyết định tương lai chính trị của Nam Việt trước mũi súng của họ. Các bức thông điệp của chúng ta chưa đủ nặng cân. Điều mà chúng ta muốn làm là khuyến khích Bắc Việt đàm phán bằng cách nhấn mạnh quyết tâm không gì lay chuyển nổi của chúng ta. Nhưng vấn đề là ở chỗ anh không thể cùng làm một lúc cả hai việc là trong khi các nhà thương lượng của anh đang đọc một bài diễn văn ở Pari thì ở Dubuque bang Iowa chính bản thân anh lại đọc một bài diễn văn khác nói rằng anh đang lo lắng làm sao rút ra khỏi Việt Nam càng sớm càng tốt, mà không hiểu rằng cùng một lúc nội dung cả 2 bài diễn văn trên đã nằm trên bàn của các nhà lãnh đạo ở Hà Nội và cũng không thấy rằng người Bắc Việt Nam nhận ra bài diễn văn ở Dubuque là quan trọng hơn diễn văn ở Pari.

Ý đồ của kế hoạch này là tiến hành các hoạt động biệt kích, quấy rối, khiêu khích, thu thập tình báo, nhưng vào lúc đó không có một niềm tin chính trị sâu sắc nào đối với những người tham gia vào các hoạt động này. Kế hoạch 34A, nếu đánh giá một cách đúng đắn nhất, chỉ là một hành động quấy rối nhất thời chứ không phải là một kế hoạch chiến lược lớn.

Chưa bao giờ xuất hiện một nhóm chủ trương đàm phán nghiêm chỉnh (ở Bắc Việt). Đó là điều làm chúng ta lo lắng trong suốt cuộc
chiến tranh. Chúng ta thì quan tâm đến một thoả ước hoà giải. Bắc Việt thì quan tâm đến chiến thắng. Giữa hai bên có một hố ngăn cách về tâm lý không thể nào vượt qua được.

Sau này nhìn lại tiến sĩ Carver, thấy rằng cách giải quyết vấn đề của Washington vào lúc đó được áp dụng ngày càng tăng trong các giai đoạn sau này của cuộc chiến tranh là sai lầm về cơ bản.

- Chúng ta không nhận ra rằng đây không phải là vấn đề điển hình giữa người lao động và ông chủ. Người lao động đòi 2 đôla/giờ, ông chủ chỉ đồng ý trả có 1 đôla/giờ. Cả hai đều biết sẽ cùng đi đến thoả thuận 1,5 đôla/giờ. Sự mặc cả như vậy hoàn toàn khác với tình hình ở Việt Nam, vả lại ở Bắc Việt Nam chưa bao giờ có một nhóm nghiêm chỉnh muốn đạt được "một giải pháp thông qua đàm phán". Họ muốn kiểm soát miền Nam về chính trị và quyết tâm đạt được điều đó.

Colby đã mô tả một cách chi tiết hơn về bức tranh của chương trình biệt kích do ông ta chuẩn bị và vẫn gián tiếp kiểm soát, cái mà Mc Namara lúc đó coi là có thể gửi một bức thông điệp cho chính quyền Hà Nội. Như Colby nhớ lại, cụm từ "gửi một bức thông điệp" là một cái mốt của lúc bấy giờ. Nếu đem áp dụng theo ngôn từ của kế hoạch 34A thì điều đó là vô nghĩa. Colby giảng giải:
- Những người dùng cụm từ "gửi một bức thông điệp" chẳng hiểu họ đang nói gì. Họ chẳng hiểu thông điệp là cái quái gì, trừ cái mà Mỹ rất quyết tâm.

Thế nước Mỹ có một chiến lược hay không?

Đối với Colby thì câu trả lời là:

Không! Anh biết đấy chúng ta vẫn tiếp tục các hoạt động biệt kích. Tôi muốn nói là, CIA sắp sửa huỷ bỏ các hoạt động đó vào năm 1965. Tôi đã đi đến quyết định ấy trong hồ sơ của các hoạt động này chẳng có gì thành công cả. Chẳng có bất cứ hoạt động nào thật sự thành công cả và phản ứng của bên quân đội đối với điều đó là: CIA các anh chỉ làm ăn cò con. Anh biết đấy, chúng tôi phải nghĩ đến làm ăn to hơn. Đó là một lập trường đáng tôn trọng. Tôi không tranh luận gì về điều đó.

Một quan chức khác của CIA đồng ý với đánh giá của Colby và Carver, nhưng bằng cách nói thẳng thắn hơn. John Mc Cone, Giám đốc CIA thấy Lyndon Johnson là một kẻ thích màu mè thô bạo và độc đoán trong lĩnh vực tình báo… Càng ngày Tổng thống hầu như chỉ dựa vào tin tức tình báo do Bộ trưởng Quốc phòng Mc Namara và Bộ Quốc phòng cung cấp. Lời khuyên của Mc Cone không còn được Tổng thống đón nhận một cách tích cực. Bộ trưởng Mc Namara ngày càng trở nên quyết đoán… Phương châm "có sao nói vậy" xuất phát từ các ảnh tình báo có từ thời chính quyền Kennedy đã thay đổi vì Mc Namara cứ khăng khăng rằng Bộ Quốc phòng với cơ quan tình báo của nó (DIA) sẽ chịu trách nhiệm chính về các báo cáo tình báo để ném trả cho quân đội ở chiến trường. Mc Namara và Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân bắt đầu kiểm soát chặt chẽ các nguồn tin tức gửi đến Tổng thống… Một sĩ quan của DIA chuyên báo cáo tin với Tổng thống nói rằng Tổng thống rất bi quan và khó chịu mỗi khi nhận được tin tức xấu.

Vì thế, cuối năm 1963 có một chương trình mà Colby biết là đã bị thất bại vào năm 1962 và đã được báo cáo với Bộ trưởng quốc phòng Mc Namara tháng 11/1963, đã bị biến đổi một cách thần kỳ trên giấy tờ, từ một hoạt động tình báo cấp thấp của CIA trở thành viên đạn thần để gửi đi một bức thông điệp mà chính những người thiết kế ra nó cũng không bao giờ có ý định như vậy. Đại bộ phận của CIA cũng thừa biết là nó chẳng có tác dụng gì đến mục tiêu cả. Tuy nhiên, các viên tư lệnh mới của quân đội đã được giao trách nhiệm thực hiện một nhiệm vụ không thể nào làm được với mật danh là kế hoạch hoạt động (OPLAN) 34A.

----------o0o-----------
(Hết mục 5)

No comments:

Post a Comment